Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Cách chế biến độc đáo của cuốn sủi Sa Pa


Món cuốn sủi được rất nhiều du khách khi du lịch tới Sa Pa đều tấm tắc khen ngợi không hết lời về món ăn này. Với cách chế biến thật độc đáo, người dân Sa Pa đã tạo nên được một món ăn thật hấp dẫn, với nhiều hương vị mới lạ và lôi cuốn.

Món cuốn sủi là một món ăn trông rất đơn giản, nó rất gần gũi với người dân Sa Pa. Tuy là nó đời thường và phổ biến nhưng lại có thể mang tới cho du khách nhiều hương vị mới lạ mà chỉ có đến với Sa Pa bạn mới được thưởng thức món ăn tuyệt vời đến vây.

Xem thêm: Du lich Sam Son

Món này còn được nhiều người dân nơi đây gọi với cái tên thân thuộc là phở khan, nó gần giống như món phở Tíu. Bên ngoài là bánh phở trắng tinh, mềm dưới bát. Lớp trên của phở đươc phủ bằng mì củ dong rang giòn tan hòa quyện cùng với hương thịt bò thơm phức. Thưởng thức món cuốn sủiluôn luôn phải có mặt của bát nước dùng sền sệt và hơi đặc.
Cuốn sủi là món ăn dân dã của người dân Sa Pa (Ảnh: Internet)


Ở phía trên cùng của mỗi bát cuốn sủi luôn được rắc một chút hạt tiêu, lạc . Cho thêm vài ngọn rau thơm, một ít ớt vậy là thực khách đã có thể thưởng thức món cuốn sủi thơm ngon hấp dẫn vô cùng.

Khi du khách ghé vào những quán ăn khác nhau là một lần du khách được nếm thử những món cuốn sủi có công thức và bí quyết hoàn toàn khác nhau. Nhìn chung thì món cuốn sủi phải tuân theo những bước cơ bản mà ai cũng biết. Tuy nhiên, để cho món cuốn sủi thực sự hấp dẫn và lôi cuốn thực khách thì người chủ quán luôn luôn phải nghĩ ra nhiều cách chế biến được gọi là tuyệt chiêu. Cũng chính điều này tạo cho du khách có thể thưởng thức được món cuốn sủi với nhiều hương vị mới lạ.
Cuốn sủi thường được thưởng thức nóng (Ảnh: Internet)


Món ăn này cần phải dùng ngay khi mới được mang ra còn nóng sốt, như vậy thì mới cảm nhận hết được sự thơm ngon của nó. Nước dùng của món cuốn sủi có cách chế biến không khác nước dùng của món phở là mấy. Chúng được cho lên cùng với phở trắng. Khi thưởng thức món cuốn sủi bạn có thể cho thêm nhiều loại gia vị như tương ớt,..

Vào buổi sáng, chỉ cần được thưởng thức một bát cuốn sủi thì đã rất ấm bụng. Đặc biệt vào những ngày thời tiết lạnh giá tại Sa Pa mà được dùng món ăn thì không còn điều gì tuyệt vời hơn

Thắng cố - đặc sản của người H'Mông


Thắng cố là món ăn truyền thống của người H’Mông, xuất hiện cách đây khoảng 200 năm trước, khi người H’Mông về Bắc Hà – Lào Cai cư trú, sau lan rộng đến các dân tộc Kinh, Dao, Tày, Thái,…. Hiện nay thì nó đã trở thành món ăn phổ biến không thể thiếu của các dân tộc vùng Tây Bắc, đặc biệt là trong các phiên chợ của đồng bào dân tộc vùng cao.

Xem thêm: Du lich Phu Quoc gia re

Thắng cố truyền thống của người H’Mông chỉ được nấu từ ngựa, sau được các dân tộc khác cải biến thêm thịt bò, trâu, lợn, đồng thời sáng tạo ra nhiều loại nguyên liệu, công thức nấu khác nhau mang đặc trưng của từng dân tộc, vùng miền. Tuy nhiên, thắng cố ngon nhất vẫn là thắng cố ngựa ở vùng Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa – Lào Cai, nơi mà món ăn độc đáo này ra đời.

Người dân đang nấu thắng cố. ( Ảnh: Internet )

Cách nấu thắng cố rất đơn giản. Thịt và nội tạng ngựa được rửa sạch, ướp với gia vị truyền thống gồm 12 thứ: thảo quả, hoa hồi, quế chi, sả, gừng và nhiều thứ gia vị bí truyền khác. Rồi dùng một cái chảo lớn (chảo phải cũ không được dùng chảo mới), cho tất cả thịt và nội tạng vào xào cho đến khi miếng thịt se se cạnh thì đổ nước vào chảo và cứ thế ninh sôi sùng sục hàng tiếng đồng hồ trên bếp than hồng rực. Để nồi nước dùng được ngon, “đầu bếp” phải “chăm sóc” rất chu đáo: múc từng muỗng bọt ra để nước xương thêm ngọt, thêm trong. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương, được cho vào sau cùng và đun nhừ, có thể cho thêm các loại rau. Những nồi thắng cố ở các phiên chợ vùng cao rất lớn, đủ cho vài chục người ăn, còn trong các nhà hàng, từ nồi thắng cố lớn, lúc ăn mới múc ra nồi lẩu rồi thái thịt ngựa thả vào.

Xem thêm: Du lịch biển Hải Tiến

Ngày nay, bạn có thể ăn thắng cố ngay trong lòng một thành phố cách Sapa hàng trăm kilomet, nhưng để thưởng thức thắng cố với hương vị nguyên bản, bạn phải đến với những phiên chợ của người H’Mông ở Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương, những nơi mà cách nấu và nguyên liệu nấu thắng cố vẫn chưa bị cải biến đi nhiều.
Lên Sa Pa mà chưa ăn thắng cố của người Mông thì coi như chưa từng đặt chân đến nơi này. ( Ảnh: Internet )
Những bát thắng cố được múc ra phục vụ thực khách từ những chảo lớn sóng sánh thịt nạc, thịt mỡ và lục phủ ngũ tạng. Nội tạng ngựa được chế biến sạch có mùi thơm, ăn rất giòn, thịt ngựa bùi bùi, ngòn ngọt, ăn kèm với các loại rau nhúng như cải mèo, cải ngồng, cải lẩu,… chấm với loại nước chấm đặc biệt làm từ ớt Mường Khương nổi tiếng cay, nồng, giúp thực khách xua tan đi cảm giác rét mướt của núi rừng vùng cao.

Gọi một bát thắng cố, nhâm nhi chén rượu ngô Bắc Hà hoặc rượu San Lùng, thứ rượu nồng ấm, thơm phức, được kết từ tinh hoa của núi rừng, bạn sẽ không chỉ được “no cái bụng”, mà còn “say cái tình” của đồng bào các dân tộc vùng cao, những con người chất phác, thật thà, mến khách. Chẳng thế mà người ta vẫn thường nói: “Lên Sa Pa mà chưa ăn thắng cố của người Mông thì coi như chưa từng đặt chân đến nơi này”!

Đặc sản mận Tam hoa Bắc Hà


Mận tam hoa Bắc Hà, dù là người miễn xuôi hay miền ngược chắc hẳn ai cũng từng nghe nhắc đến. Người miền ngược trồng mận tam hoa đem bán cho người xuôi rồi từ đó cái danh tiếng của loài quả ấy vang xa, trở thành đặc sản mà xứ sương mù Sapa luôn hãnh diện.

Mận tam hoa là thức quà ngon của vùng núi Tây Bắc, là thứ trái cây được nhiều du khách ưa chuộng. Để có được những quả mận to tròn, đó là thành quả của những ngày người dân vất vả lên rẫy chăm bón, là những sáng tưới tiêu và xới cỏ, là những chiều dù nắng dù mưa vẫn phải cặm cụi vun trồng.

Xem thêm: Du lịch Sầm Sơn Thanh Hóa

Mận Bắc Hà thường nở hoa vào tháng 3, lúc ấy cả đất trời Sapa như khoác lên mình chiếc áo trắng tinh và xinh đẹp. Cả một vùng trời hoa mận trắng xóa, thu hút biết bao tay ghiền ảnh đến săn đón và chụp hình.
Những quả mận chín mọng, căng tròn. ( Ảnh: Internet )

Mận bắt đầu chín rộ vào độ tháng 5. Màu trắng cũng dần dà biến mất và nhường chỗ cho màu mận ngút ngàn. Quả mận tam hoa Bắc Hà khi chín mang màu hồng tím, vỏ mận dày, cho vào miệng có cái vị giòn ngọt khác hẳn mận hậu vùng núi Tây Bắc vỏ xanh hoặc mận đỏ Tả Van. Vào Mùa mận, Sapa thường trở nên đông vui và nhộn nhịp hơn hẳn. Ngay từ sáng sớm, các xã nườm nượp chở mận về trung tâm huyện để bán. Chiều chiều trên những vườn mận đang chín ở Tả Chải, Bản Phố, Na Hối, Lầu Thí Ngài… bà con giúp nhau hái quả, lựa chọn quả, đóng hộp và cân hàng giao cho chủ xe tới địa phương thu mua mận mang đi xa tiêu thụ. Xe vào xe ra, xe vận chuyển tấp nập huyên náo cả một góc vùng.

Xem thêm: Tour Đà Nẵng Hội An

Mận tam hoa là thu nhập chính của người dân vùng cao. Giá mận tam hoa biến động mỗi mùa, có mùa cao, có mùa thấp. Dù được mùa hay mất mùa, cứ mỗi năm kết thúc mùa mận dân làng lại tưng bừng mở hội ăn mừng.
Mận chín nặng trĩu cây. ( Ảnh: Internet )
Trong cái tiết trời se lạnh của buổi sáng, nếu có dịp tản bộ giữa những rừng mận, với tay hái một trái chín mọng, cắn nhẹ rồi từ từ cảm nhận vị ngọt chua thấm vào đầu lưỡi, cái cảm giác đậm đà của từng miếng mận cứ thấm dần vào da thịt, để lại niềm thương nhớ đến mãi muôn đời sau.

Về Bắc Hà mùa hái mận tam hoa, rong chơi và lưu lại những bức hình thú vị làm kỷ niệm, đó sẽ là những trải nghiệm khó quên nhất trong đời.

Chếnh choáng men say rượu táo mèo


Đến Sa Pa, du khách không chỉ bị cuốn hút bởi cảnh đẹp của thiên nhiên, sức hấp dẫn từ những món ăn đặc sản của vùng đất sương mù, mà còn được chếnh choáng say trong men rượu thơm nồng của táo mèo.

Rượu táo mèo. ( Ảnh: Internet )
Ở Sapa, cây táo mèo mọc hoang sơ trên dãy Hoàng Liên Sơn. Táo mèo lớn lên trong mưa gió, tự ra hoa kết trái, như là một món quà mà thiên nhiên ban tặng cho đồng bào người Mông ở đây. Có tên gọi là táo mèo vì đây là vùng đất của người Mông sinh sống, ngoài ra còn có tên gọi khác như “quả chua chát” hay “quả tình yêu” vì nó vừa có đầy đủ tất cả các vị đó.
Táo mèo để ngâm rượu. ( Ảnh: Internet )
Nói về tên gọi “quả tình yêu”, người dân ở đây cho biết: “Những người con trai, con gái khi chưa yêu nhau, sau khi cùng uống bát rượu, họ sẽ say nhau, cái say như lời ước nguyện bên nhau suốt đời. Họ cùng chia sẻ với nhau hương vị đắng, cay, chua, ngọt trong rượu táo mèo cũng như trong cuộc sống”.

Táo mèo bắt đầu ra hoa vào cuối mùa xuân (tháng 3-4) và có quả vào mùa thu. Du khách có thể mua táo mèo tươi trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10, đây là lúc táo mèo được người Mông bày bán khắp các chợ ở Sa Pa.
Táo sai quả nặng trĩu cây. ( Ảnh: Internet )
Quả táo mèo hình trứng, ăn có vị chua chát. Trong đông y, táo mèo còn được gọi là sơn tra, là một vị thuốc quý. Loại quả này có tác dụng hạ huyết áp nhờ làm giãn mạch ngoại vi. Nó cũng giúp hạ mỡ máu, giãn động mạch vành, cải thiện sức co bóp cơ tim. Ngoài ra, sơn tra còn có tác dụng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, an thần, trấn tĩnh, góp phần lập lại cân bằng sinh lý và phòng chống tích cực các biến chứng do tình trạng tăng huyết áp gây ra

Dưới đây là cách chế biến và ngâm rượu táo mèo phổ biến nhất:

Nguyên liệu

– 2kg táo mèo tươi. Chọn quả táo mèo tươi, nhỏ nhưng phải nặng tay, bạn nhé! Táo mèo chọn quả tươi, xanh hoặc vàng đều được nhưng táo mèo già thường quả vàng, mùi thơm ngào ngạt.

– 1kg đường.

– 4l rượu trắng. Chọn loại rượu đầu thơm ngon, nếu ngâm rượu trắng nhạt thì bình rượu táo mèosẽ không còn ngon nữa.

Cách chế biến:

1. Táo mèo loại bỏ những quả dập, hỏng. Rửa sạch táo với nước sạch, để ráo. Cắt bỏ núm 2 đầu, bỏ chỗ dập, không gọt vỏ, không bỏ hạt (lưu ý không bỏ sâu nếu có) bổ đôi, ngâm trong nước sạch 1 tiếng. Vớt ra, cho vào nước muối pha loãng ngâm khoảng 30 phút. Rửa táo mèo thật sạch lại bằng nước.

2. Chuẩn bị hũ thủy tinh, cho đường và táo mèo vào hũ, cứ một lớp táo thì rải một lớp đường lên mặt, ở phía trên cùng các bạn chú ý rải kín đường lên mặt táo. Nên nhớ tỷ lệ ngâm táo mèo với đường là 2:1; Cứ 2 kg táo thì bạn cho vào 1 kg đường, 1 lớp táo 1 lớp đường.

3. Để khoảng 2 tuần, bạn sẽ thấy táo mèo nổi lên trên nước đường, còn lại 1 lượng đường bão hoà ko tan ở đáy, như vậy là bạn đã ngâm đúng. Chuẩn bị cùng chúng tôi đến bước tiếp theo ngâm rượu táo mèo nhé!

4. Bạn vớt táo ra, chắt hết nước và đường trong hũ bỏ vào chai. (Nước cốt táo này bạn để riêng, lúc nào uống bạn mới pha với rượu)

5. Cho táo trở lại hũ, rót rượu trắng vào, sau ít nhất 3 tháng bạn có thể dùng được.

Vậy là chỉ cần kì công một chút, mùa táo mèo Tây Bắc về bạn đã tranh thủ làm được hũ rượu táo mèo thật ngon cho ông xã rồi.

Du lịch Sapa thưởng thức thịt sấy Khăng Gai


Du lịch Sapa để được tận mắt ngắm nhìn những khung cảnh đẹp như mơ của mây, núi, rừng, ruộng bậc thang nhưng cũng không bỏ lỡ cơ hội nếm Đặc sản thịt sấy Khăng Gai – Sapa đặc sản ẩm thực tuyệt vời của phố núi Sapa.

Ẩm thực Sa Pa rất phong phú nhưng để thưởng thức trọn vẹn ẩm thực của vùng đất này, ngoài những món trong thực đơn nhà hàng, quán xá, du khách nên dành thời gian cho một bữa ăn ở bản. Bữa ăn ở bản đơn giản, được chế biến từ thịt gia súc, gia cầm nuôi trong nhà, với các loại rau củ xung quanh nhà.

Thịt sấy khăng gai. ( Ảnh: Internet )

Xem thêm: Du lich Sam Son

Nhiều du khách khi đến du lịch Sa Pa luôn dành thời gian vào bản để thưởng thức một bữa ăn đúng nghĩa của người dân bản địa. Nhà người Mông, người Giáy hay người Dao đều có rau cải đầy vườn, gia súc, gia cầm cạnh nhà. Heo ở bản ăn toàn rau củ, một ít cám, hoàn toàn không có chất kích thích tăng trưởng. Nuôi cả nửa năm trời, heo nặng chưa tới 20kg. Con nào ăn khỏe, đào bới, leo núi nhiều thì nặng khoảng 25 kg là cùng. Thịt chúng rắn chắc như heo rừng. Người dân bản địa khi đi chợ thì kẹp ngang nách, mang heo xuống chợ bán hoặc đổi lấy những thứ mình cần nên heo nuôi ở bản thường được gọi là “lợn cắp nách”.

Xem thêm: Tour du lịch Đà Lạt

Một con heo chừng hơn 10 kg, người dân địa phương Sapa có thể chế biến hơn 5 món cho khách ăn. Thực khách cảm thấy ngon miệng bởi khẩu vị lạ, rất ít gia vị. Có khi, gia vị chỉ đơn giản là muối và một ít hương liệu từ củ quả trên ngàn.

Món thịt sấy khăng gai đã trở thành món ngon rất nổi tiếng ở vùng cao này. Khi xẻ thịt các loại gia súc lớn như trâu, bò, ngựa, heo… người ta thường dành phần thịt ngon treo lên gác bếp sấy để ăn dần. Mỗi miếng thịt sấy “khăng gai” nặng khoảng 2kg, có thể để lâu hàng năm. Khi các bạn du lịch Sapa Lào Cai nên thưởng thức món thịt sấy ” Khăng Gai” này nhé, đảm bảo các bạn không thể quên hương vị của nó đâu.

Khi muốn ăn, người ta cọ rửa sạch bồ hóng và bụi rồi xắt miếng vừa ăn, đem xào với các loại rau củ hay măng chua…

Xem thêm: Du lich Cua Lo

Thịt khăng gai nướng vùi trong tro bếp là một trong những món “nhắm” lý tưởng của cánh mày râu.

Riêng thịt trâu, bò đã sấy kho cho vào tro bếp để nướng (không có than), sau đó đem ra đập hết tro và bụi để uống rượu. Thịt sấy thường có vị bùi, thơm, giòn. Nếu uống rượu mà có đĩa thịt sấy thì quả là không còn gì bằng.

Khám phá khu phố đi bộ lớn nhất Nha Trang


Đến Nha Trang, bạn không nên bỏ lỡ cơ hội khám phá Chợ Đêm - Khu phố đi bộ lớn nhất nơi đây. Bạn không những được mua sắm đồ lưu niệm cho bạn bè người thân, mà còn được thưởng thức nhiều món ngon tại các quầy hàng xếp cạnh nhau bày tri rất hấp dẫn.

Du khách đến Nha Trang không chỉ được hòa mình với biển xanh, cát trắng nắng vàng, tận hưởng ngày nghỉ tuyệt vời với rât nhiều trò chơi thám hiểm, du ngoạn, mà còn được ngắm Nha Trang về đêm lung linh sôi động. Buổi tối nếu muốn tìm đến không gian lãng mạn bạn có thể đi bộ dọc bờ biển, hoặc hòa mình với không khí náo nhiệt nơi chợ đêm – khu phố đi bộ nổi tiếng của Nha Trang.
Khám phá chợ đêm Nha Trang. ( Nguồn: Internet )
Chợ đêm Nha Trang hay nói đúng hơn là “Trung tâm dịch vụ phố đi bộ” Nha Trang là điểm thả bộ, mua sắm, khám phá nét đẹp văn hóa bản địa không thể thiếu trong hành trình của bạn. Nơi đây có hơn 100 gian hàng bày bán sản phẩm lưu niệm, đồ thủ công mỹ nghệ, áo quần, giày dép, các sản vật biển như ốc, sò, san hô… Trong đó nhiều nhất vẫn là các quầy hàng đồ thủ công mỹ nghệ có xuất xứ từ các làng quê ở Nam Trung Bộ.
“Phố đi bộ” Nha Trang – điểm đến không thể bỏ qua của du khách. ( Nguồn: Internet )
Xuất hiện từ năm 2010, với mục đích phục vụ nhu cầu vui chơi, khám phá của du khách khi đến với thành phố biển xinh đẹp, Chợ Đêm hiện là khu chợ lớn nhất Nha Trang, thu hút rất nhiều du khách tới dạo chơi và mua sắm. Du khách tới đây không những được khám phá, mua quà lưu niệm, mà còn rất yên tâm bởi nơi đông đúc như thế nhưng không hề có tình trạng móc túi, cướp giật hay chèo kéo du khách, điểm cộng cho khu phố đi bộ đặc biệt này. Các chủ quầy bán hàng ở đây cũng rất thân thiện và mến khách, ngoài việc nói thành thạo tiếng Anh, tiếng Nga… để giới thiệu sản phẩm thì họ cũng không quên giới thiệu nét đẹp văn hóa bản địa đến với du khách quốc tế.
Những gian hàng xếp cạnh nhau bày bán rất nhiều đồ lưu niệm cho du khach thoải mái lựa chọn. ( Nguồn: Internet )

Xem thêm: Du lịch Cửa Lò

Không chỉ có vậy, Chợ đêm Nha Trang còn là nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực của Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung. Đến đây bạn sẽ được thưởng thức rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn do người dân bản địa chế biến như bún sứa, chả cá, bún chả,… Chợ bài trí các quầy ẩm thực liền kề với thực đơn vô cùng phong phú và đa dạng, cuốn hút du khách.
Bạn sẽ có cơ hội thưởng thức rất nhiều món ăn ngon tại Chợ Đêm Nha Trang. ( Nguồn: Internet )

Ngoài ăn uống, mua sắm, du khách cũng có thể ghé chợ đêm Nha Trang để thả bộ, thưởng ngoạn. Bạn sẽ thấy không gian mở ra hình ảnh làng quê Việt Nam thu nhỏ với rặng tre xanh hiền hòa, cây cầu nhỏ nối đôi bờ kênh…rất đỗi bình dị thân thương. Chợ Đêm với không khí sôi động từ đó đã trở nên thân thuộc với du khách và là điểm đến không thể bỏ qua khi tới Nha Trang. Bởi vậy nơi đây những mùa cao điểm, mỗi tối thường thu hút 4000 -5000 lượt du khách tới dạo chơi mua sắm.
Hình ảnh làng quê Việt Nam thân thuộc hiện diện trong khu phố đi bộ. ( Nguồn: Internet )

Nếu có điều kiện du lịch Nha Trang, du khách nhớ ghé Chợ Đêm để có những giây phút thư giãn tự do mua sắm độc đáo nhất nhé,

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Thơm dịu bát canh cá tà ma Lý Sơn


Ngoài nhum biển, mực ống, rau bồng bềnh,…Lý Sơn còn loại cá tà ma ngon nổi tiếng được nhiều du khách đánh giá là hải sản biển ngon bậc nhất vùng biển đảo này.

Xem thêm: Du lich Sam Son

Ngắm cảnh đẹp sẽ không đủ để làm nên cảm nhận trọn vẹn về cuộc sống của người dân đảo. Trong vô vàn các món ngon ở đây, du khách sẽ dễ…giật mình với loài cá có cái tên “ma quái”: cá tà ma. Ít ai giải thích được cặn kẽ lý do vì sao cá tà ma lại có cái tên đặc biệt này. Tuy nhiên, nhiều người dân trên đảo tự suy luận dựa trên địa bàn sinh sống của chúng là sâu trong các gành rạn, rất khó thấy và khó bắt.
Cá tà ma được cắt thành từng lát nhỏ ướp với gia vị. ( Nguồn: Internet )

Cá tà ma mình dẹt, vảy nâu đen, kích cỡ to hơn cá rô phi nước ngọt. Cá tà ma có quanh năm nhưng được chế biến tùy theo mùa. Giữa đông lạnh lẽo không gì khoái hơn cầm nguyên con cá tà ma nướng nóng hôi hổi ăn ngay khi vừa chín giòn, rắc lên chút muối sống mằn mặn. Mùa hè nóng nực chỉ ước có ngay nồi canh cá tà ma nấu chua với cá giang, hoặc lẩu cá tà ma ngọt nước.
Mùa đông được ăn cá tà ma nướng là tuyệt nhất. ( Nguồn: Internet )

Xem thêm: Du lịch Cửa Lò

Món ăn đặc biệt nhất có thể kể đến là canh chua lá giang. Người ta làm sạch cá tà ma sao cho không còn vảy dính, cắt khúc vừa vặn, đẹp mắt. Hái lá giang còn non thành một nắm lớn, dùng làm nguyên liệu không thể thiếu cho món canh đậm hương quê này.
Cá tà mà nấu canh chua. ( Nguồn: Internet )

Nước dùng được nấu chua cay đậm đà với dứa, me, muối ớt, sau khi sôi sục thì trút cá cắt khoanh sẵn vào, đợi sôi lần nữa thì vò lá giang thả vào, 10 phút sau tắt bếp.


Mùi thơm bốc lên từ bát canh cá tà ma nấu chua với lá giang thơm dịu mà lan tỏa mạnh mẽ. Thịt cá săn chắc, váng mỡ cá nổi trên mặt nước canh vừa béo ngậy vừa trông thật hấp dẫn.
Bữa cơm hết sức hấp dẫn. ( Nguồn: Internet )

Một lần thưởng thức cá tà ma ngòn ngọt, dai dai, lườn cá béo thơm, thịt cá đẫm vị chua gắp ra chấm vào bát nước chấm cá cơm nguyên chất, suốt đời sẽ ghi nhớ hương vị dân giã này cho dù có đi nhiều nơi và thưởng thức nhiều loại canh cá khác.

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Du lịch Thung Nai chớ bỏ lỡ cơ hội thưởng thức lợn Mường nướng


Du khách không nên bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món lợn mường nướng khi đến với Thung Nai, mảnh đất quanh năm e lệ trong sương khói quyến rũ này.

Thung Nai được biết đến là điểm thu hút du khách trong những năm gần đây. Có lẽ không chỉ bởi khung cảnh mê đắm lòng người cùng khí hậu mát mẻ trong lành, mà còn quyến luyến du khách bởi những món ăn thơm ngon đậm đà hương vị đặc trưng của nơi đây.


Lợn Mường là một trong những đặc sản rất nổi tiếng của Thung Nai. Rất nhiều du khách khi tới đây chỉ để thưởng thức những món ngon chế biến từ lợn Mường ngay tại không gian độc đáo vốn có của người bản địa.
Lợn Mường thả rông trên nương rẫy. ( Nguồn: Internet )

Nhắc tới lợn Mường cũng như nhắc tới cuộc sống dân giã của người vùng cao. Ở đây, họ thường nuôi lợn theo cách rất tự nhiên. Thức ăn của chúng chủ yếu là rau cỏ và cơm hay thức ăn thừa của con người. Lợn được thả rông thỏa sức chạy khắp trên những vùng đồi núi hay ruộng nương nên thịt rất chắc và thơm, mỡ tuy nhiều nhưng giòn chứ không hề bị ngấy.

Xem thêm: Du lich Sam Son

Người bản địa thường thui lợn Mường cho vàng da, sau đó mới cạo lông, mổ ruột trước khi đem chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Có rất nhiều món ngon được chế biến từ lợn Mường, trong đó phải kể đến một số món ăn nổi bật như lợn xào sả ớt, lợn hấp lá mật, hay rựa mận nướng riềng mẻ, lợn gác bếp… Tất cả đều mang trong mình hương vị thơm ngon đặc trưng của lợn Mường khó có loại lợn nào sánh được.
Lợn Mường nướng thơm ngon khiến du khách thích mê. ( Nguồn: Internet)

Xem thêm: Du lịch Cửa Lò

Lợn mường nướng có lẽ là món ăn được lựa chọn nhiều nhất khi du khách đến Thung Nai. Thịt lợn sau khi rửa sạch sẽ được người bản địa tẩm ướp với nhiều loại gia vị khác nhau và đặc biệt không thể thiếu hạt dổi hay hạt mắc khén. Vào những ngày lễ, người Mường trên Thung Nai thường hay mổ lợn nướng nguyên con rồi cùng nhau quây quần bên chum rượu cần hay những điệu múa truyền thống của dân tộc. Khi nướng cần chú ý để thịt chín đều, dần dần gia vị sẽ thấm vào từng lớp mỡ lớp thịt rồi tỏa lên một mùi hương thơm ngào ngạt nức mũi khiến ai ai cũng muốn được nếm ngay dù chỉ một miếng. Thịt lợn mường nướng chấm gia vị chanh ớt, mắc khén rồi nhâm nhi ngụm rượu có thể làm say đắm bất cứ du khách nào.

Giữa ngày hè nóng bức, hãy thử một lần cùng người thân tới Thung Nai yên bình để tận hưởng sự mát mẻ trong lành, rồi nhâm nhi chén rượu bên đĩa lợn mường nướng để cảm thấy yêu hơn từng mảnh đất còn hoang vắng nhưng rất đỗi gần gũi thân thương này.

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Khám phá đặc sản ẩm thực của người Mường Hòa Bình


Do đặc trưng về thiên nhiên, khí hậu và địa hình nên những con người ở Thung Nai – Hòa Bình đã biết cách tận dụng những tiềm năng thiên phú để phục vụ cho cuộc sống. Họ biết cách chế biến những loại rau rừng, những củ quả, con vật để tạo nên các món ăn ngon, chinh phục thực khách muôn phương.

Văn hóa rượu cần của người Mường ở Thung Nai (tiếng Mường gọi là Rão Tỏng) là loại rượu không thể thiếu trong các bữa tiệc của người bản xứ khi khách đên chơi, hay khi nhà có lễ cưới hỏi, Tết….


Rượu cần được làm từ gạo nếp ủ cùng men của một số cây, lá, củ rừng như củ riềng, củ gừng, ớt, lá mun, lá ổi…. Chính những hỗn hợp tự nhiên này đã làm nên vị thơm ngon và độc đáo cho đặc sảnrượu cần của người Mường với vị thơm của lá ổi, cùng vị nồng của ớt, gừng….
Rượu cần – Loại rượu không thể thiếu trong các lễ hội của người Mường. Nguồn: Internet.

Ngoài ra, lên Thung Nai, du khách còn được thưởng thức món cá trắm ướp măng, cá suối nướng, thịt lợn Mường, rô hấp lá lồm, xôi nhiều màu….

Xem thêm: Du lich Cua Lo

Trong ẩm thực của người Mường tại Thung Nai, có nhiều món ăn giữ được bản sắc văn hóa ăn kiêng; đối với những người sinh nở, họ tránh những món ăn tanh như: cá, thịt bò, ếch, trâu, vịt, nhái…. Ở đây, trẻ con không ăn mề gà vì họ cho rằng, ăn vào sẽ tối dạ, học dốt; không ăn phao câu vịt, gà; tránh ăn thóc nổ bỏng vì cho rằng làm thế vía lúa sẽ bị cháy và vụ lúa sau sẽ mất mùa; họ kiêng quét nhà khi có người đang ăn….

Chính những món ăn độc đáo, những phong tục riêng biệt của nơi đây đã làm nên một Thung Nai, một Hòa Bình đầy màu sắc, đậm tính dân tộc vùng cao. Hầu hết, những món ăn của dân tộc Mường không được chế biến cầu kỳ, có một số món ăn độc đáo, gia vị được sử dụng cũng vô cùng phong phú như các loại cỏ chứa nhiều dầu như hạt dổi, lá nồm, quả tiêu rừng…. Khẩu vị phổ biến của những người Mường thường là thích ăn đắng, chát và chua, không thích dùng vị ngọt trong xào nấu.
Người Mường hay dùng lá cây để làm gia vị chế biến món ăn. Nguồn: Internet.


Bản sắc văn hóa ẩm thực của người Mường rất cần được bảo tồn, gìn giữ và phát huy bởi đây là một kho tàng quý báu mà ông cha ta đã đúc kết lại.

Du lịch Thung Nai đừng quên chả rau đáu


Ngoài các đặc sản như cơm lam, thịt trâu nấu lá lồm, thịt gác bếp thì Thung Nai còn được nhiều du khách biết đến với món chả rau đáu. Bạn đã được thưởng thức món này chưa?

Rau đáu là loại thuốc bổ, rất tốt cho sức khỏe chúng ta. Nhưng loài rau này cũng rất khó trồng, nó chỉ mọc tự nhiên ở các khe suối vào mùa Đông hoặc Xuân, khi thời tiết se lạnh và ẩm ướt. Đặc biệt, món chả rau đáu có sự khác biệt só với các món ăn khác là sự cẩn trọng từ khâu tìm kiếm nguyên liệu cho đến khâu chế biến.
Món chả rau đáu cổ truyền của người Mường. Nguồn: Internet.


Để hoàn thành được món chả rau đáu, những người dân bản xứ nơi đây đã phải lặn lội cả chục cây số để vào rừng, lội suối tìm rau. Chính sự khan hiếm của rau rừng, nên cho dù là khách quý của gia chủ, nhưng nếu không báo trước khi đến thăm thì rất khó có cơ hội để thưởng thức món ăn độc đáo này.

Người Mường ở Hòa Bình bảo rằng, món chả rau đáu là món ăn cổ truyền nơi đây. Món ăn này được sử dụng phổ biến vào dịp Tết. Và đến nay, món ăn này vẫn được rất nhiều người ưa chuộng.
Để hoàn thành được món chả rau đáu phải mất rất nhiều công sức tìm kiếm nguyên liệu. Nguồn: Internet.


Thịt được sử dụng trong món ăn phải là thịt bao gồm cả phần sụn. Thịt đem băm thật nhuyễn rồi tẩm ướp với một số gia vị như hành tươi, hạt tiêu, hạt sổi…. Để yên khoảng 30 – 40 phút cho gia vị ngấm hết vào thịt rồi mới tiến hành gói chả. Lá dùng để gói chính là rau đáu quý giá được kiếm từ rừng sâu.

Món chả rau đáu có vị thơm mát của loài rau đặc biệt này. Bên cạnh đó là sự hòa quyện với hương vị của hành khô, hạt sổi ướp trong thịt cùng với cảm giác nhai sựt sựt của xương sụn đem lại cho thực khách cảm giác mới lạ và khó quên đối với những người từng một lần được nếm thử.


Chả rau đáu được ăn cùng với cơm hoặc nhâm nhi bên chén rượu khi Tết đến xuân về. Vị cay nồng của rượu hòa quyện với hương thơm thanh mát của món chả rau đáu làm cho lòng người xao xuyến, lâng lâng.

Lợn thui luộc món ăn nổi tiếng của Thung Nai


Thung Nai – Hòa Bình không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà còn được biết đến là một nơi có nét văn hóa ẩm thực đặc sắc. Hòa Bình nói chung và Thung Nai nói riêng đã làm say lòng bao thực khách khi đến bởi những món ăn độc đáo, đậm chất núi rừng.

Ngoài măng đắng, cá suối, thịt gác bếp, gà đồi thì những người dân bản xứ Thung Nai đã mang đến cho du khách sự hài lòng khi thưởng thức món lợn thui luộc. Lợn thui luộc là món ăn nổi tiếng, du khách không nên bỏ qua khi đến đây. Hương vị hấp dẫn của món ăn ngoài việc nằm ở cách chế biến, thì nó còn quan trọng khâu chọn thịt lợn. Phải là những chú lợn choai khỏe mạnh, được thả rông ở nương đồi nên thịt dai, giòn và săn chắc. Thịt lợn ở Hòa Bình nổi tiếng bởi nhiều nạc, ít mỡ, thịt mềm và ngọt.
Lợn thui luộc là món ăn không thể bỏ qua khi tới Thung Nai. Nguồn: Internet.

Xem thêm: Du lich Sam Son

Sau khi cắt tiết lợn, những người dân xứ Mường không cạo lông ngay mà đem thui vàng, thui tới đâu thì cạo lông tới đó. Sau khi thui kỹ, thịt được rửa sạch sẽ và xẻ thành từng tảng thịt vừa và luộc chín trên bếp lửa. Lửa luộc thịt phải thật đều, khi mùi thơm tỏa ra, nghĩa là món thịt lợn thui luộc vừa chín tới. Sau đó, vớt thịt ra, thái thành từng miếng mỏng và bài trí trên lá chuối rừng.
Miếng thịt thui luộc vô cùng hấp dẫn. Nguồn: Internet.
Bên ngoài miếng thịt lợn sẽ có màu vàng của lửa do bị thui, bên trong, những miếng thịt có màu hồng nhạt, mềm mại, ngọt lịm, trông vô cùng hấp dẫn. Món lợn thui luộc đã chinh phục được nhiều du khách “sành ăn” trong và ngoài nước. Chính những món ăn độc đáo như vậy, đã tạo nên thương hiệu cho Thung Nai – Hòa Bình.

Thịt thui luộc đã trở thành món ăn truyền thống của những người dân tộc Mường nơi đây. Họ dùng món thịt lợn thui luộc trong những ngày lễ tết, cưới hỏi, hay những lần khách quý ghé thăm.
Món ăn đã tạo thành thương hiệu cho Thung Nai. Nguồn: Internet.
Những miếng thịt nóng hổi được chấm vứi hạt dổi nướng giã nhỏ và muối rang sẽ khiến bao thực khách ngất ngây với vị ngon ngọt của thịt lợn thui luộc cùng vị đậm đà của muối rang và nồng cay của hạt dổi. Hi vọng, những món ăn ngon, độc đáo mang đậm tính dân tộc này sẽ được gìn giữ và lưu truyền mãi.

Du lịch Thung Nai thưởng thức thịt trâu nấu lá lồm


Trong nghệ thuật ẩm thực của người Mường, có một món ăn mà bạn không thể bỏ qua khi đến đó là món thịt trâu nấu lá lồm. Đặc biệt khi đến với Thung Nai, ngoài việc chiêm ngưỡng thiên nhiên xinh đẹp, thì bạn còn được thưởng thức món ăn được làm từ chính bàn tay của những người bản xứ.

Trải qua thời gian dài lịch sử, những con người ở vùng núi Hòa Bình đã biết cách sống chung và tận dụng những tiềm năng thiên nhiên để phục vụ đời sống cho mình. Họ phát hiện, rừng sâu cung cấp cho cuộc sống nhiều nguyên liệu và từ đó, họ chế biến thành những món ăn độc đáo, mang đậm chất của núi rừng.


Đến thăm Thung Nai, bạn không thể bỏ qua món thịt trâu nấu lá lồm. Đây là món ăn có từ lâu đời với những đặc trưng như: đằm thắm, ngon miệng, gần gũi và gắn bó với đời sống, phong tục của người dân tộc Mường.

Thịt trâu nấu lá lồm là món ăn đơn giản nhưng lại tạo nên một thương hiệu riêng nhờ nét đặc sắc của lá lồm. Thịt trâu sau khi rửa sạch, đem thui cho thơm, sau đó cạo sạch lông rồi bung cho mềm, thái nhỏ. Cho thịt trâu vào nồi đất hầm kỹ rồi giã lá lồm (một loại lá có vị chua), cho một ít bột gạo rang vào nồi hầm cùng thịt trâu. Khi bột gạo chín nở, hơi sánh thì cũng là lúc thịt trâu chín như và ngấm được hết vị của lá lồm.


Thịt trâu vốn có mùi gây nhưng khi chế biến cùng lá lồm thì cho ra hương vị hết sức đặc sắc. Vị chua thanh của lá lồm đã đánh tan mùi gây của thịt trâu. Miếng thịt no lửa sẽ chín mềm, quấn lấy đầy đủ các gia vị, tỏa ra mùi thơm lừng, béo ngậy. Đây là món ăn phổ biến của những người dân tộc Mường ở Hòa Bình.

Món ăn tuy không khó ở khâu chế biến nhưng khâu chọn nguyên liệu, nhất định phải thật kỹ lưỡng.Lá lồm phải xanh tươi tự nhiên để khi vò thả vào niêu đất sẽ cho ta vị thanh chua nhẹ nhàng chứ không khé cổ. Nếu lá có màu hơi ngả vàng, thì hương vị của món ăn sẽ khác ngay. Thịt trâu phải dẻo và không được để qua ngày, nếu không thịt sẽ chuyển sang màu tím, ăn dai và mất đi vẻ thẩm mỹ.

Xem thêm: Du lịch Quan Lạn

Công thức chế biến món ăn này không quá cầu kỳ nhưng cái đắt, cái hay của nó thì rất đáng để những người có tâm hồn ăn uống không thể làm ngơ. Hãy đến với Thung Nai, đến với mảnh đất nên thơ, xinh đẹp để được thưởng thức món thịt trâu nấu lá lồm độc đáo này các bạn nhé!

Canh loóng món ăn đậm chất núi rừng Tây Bắc


Trong thời buổi thực đơn ồ ạt món ăn quá nhiều chất béo, cùng hóa chất thì con người lại có xu hướng trở lại với các món ăn truyền thống. Cùng với canh măng đắng, rau đồ thì canh loóng của người dân Thung Nai cũng được rất nhiều người ưa chuộng.

Canh loóng là món ăn khá nổi tiếng ở Thung Nai – Hòa Bình. Đây là một món ăn dân dã những lại mang đậm hương vị của núi rừng Tây Bắc. Món canh loóng được chế biến khá dễ, du khách nào đến đây đều có thể tự chế biến và thưởng thức món canh loóng.
Canh loóng – Món ăn dân dã những lại mang đậm hương vị của núi rừng Tây Bắc. Nguồn: Internet.


Canh loóng là món ăn được nấu từ nước thịt và chuối rừng, món ăn này tuy đơn giản, dân giã nhưng lại ẩn chứa nhiều nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người vùng núi. Sau khi ăn xong các món thịt nơi đây thì một bát canh loóng để thưởng thức quả là tuyệt vời.

Nguyên liệu cho món canh loóng bao gồm: 1kg gà ta rửa sạch và chặt thành từng miếng vừa nhỏ. Chọn một cây non chuối rừng hoặc chuối hột, sau đó đem bóc lớp vỏ già bên ngoài rồi thái mỏng, cho thêm ít muối và bóp nhẹ. Cho thịt gà vào nồi, xào sơ qua rồi cho một lượng nước vừa đủ để ăn. Chờ canh sôi, thì nêm muối vừa độ. Món này nên ăn trong bữa cơm gia đình khi còn nóng.

Canh thịt gà nấu với chuối rừng có vị ngọt, dễ ăn, mùi thơm hấp dẫn. Món ăn này giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường thể trạng, thanh lọc giải độc.

Món ăn này giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường thể trạng, thanh lọc giải độc. Nguồn: Internet.


Khi thưởng thức món ăn này, ta như đang được sống giữa cảnh sắc thiên nhiên của núi rừng, nơi có những người dân tộc Mường hiền lành, thật thà, chân chất. Ta như được sống trong không gian văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc vùng cao. Sau một ngày lao động mệt nhọc, hoặc phải tiếp khách với áp lực của rượu, bia, thì canh loóng là giải pháp tốt nhất để thanh lọc đường tiêu hóa, giúp cân bằng trạng thái.


Ngon, bổ, dễ làm và không quá đắt đỏ, lại lưu giữ được đặc trưng của bản Mường, vậy nên canh loóng là lời khuyên cho những bà nội trợ mỗi cuối tuần.

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

Đâỏ cống Tây - điển đến đặc biệt của Hạ Long



Là một khu du lịch đầy đủ tiện nghi, đảo Cống Tây luôn là một điểm thu hút đặc biệt của Hạ Long đối với du khách.

Khu du lịch đảo Cống Tây đươc trang bị hiện đại với hệ thống nhà ăn, nhà nghỉ tối tân và tiện lợi. Cùng với đó là những không gian tuyệt vời để du khách có thể vui chơi, nghỉ ngơi, thư giãn bên bãi biển.


Để tới với đảo Cống Tây, du khách chỉ mất khoảng 30 phút để di chuyển với tài cao tốc xuất phát từ Cẩm Phả. Đảo Cống Tây cách cảng biển Bãi Cháy gần 40 km và nằm trong khu vực của vịnh Bái Tử Long.
Lối vào khu du lịch đảo Cống Tây (Ảnh: Internet)

Đến với hòn đảo này, du khách có thể thư thái tận hưởng những giây phút tuyệt vời trên những chiếc võng đu đưa, dưới tán cây xanh mát; thưởng thức các đặc sản ẩm thực thơm ngon, phong phú của vùng biển đảo và tự do dạo chơi trên những bãi cát dài, trắng mịn;…

Thêm vào đó, đảo Cống Tây còn là nơi gìn giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa có giá trị. Nổi bật trong số đó là cảng biển cổ, bảo tháp nhà Trần và 5 ngôi chùa Phật giáo là chùa Cát, chùa Lấm, chùa Vụng Chuồng Bò, chùa Vụng Cây Quéo và chùa Trong.
Hồ nước trong xanh trên đảo (Ảnh: Internet)


Theo nhiều nghiên cứu và phân tích của các chuyên gia, đảo Cống Tây từng là một phần quan trong nằm trong hệ thống thương cảng Vân Đồn, nơi trung chuyển của con đường gốm sứ trên biển, đồng thời là huyện lỵ của huyện Nghiêu Phong. Những công trình nghiên cứu này càng chứng minh thêm giá trị của hòn đảo Cống Tây.

Chính nhờ vào những đặc điểm nổi bật đó, đảo Cống Tây đã được lựa chọn trở thành một điểm du lịch ấn tượng mà bất kỳ du khách nào cũng muốn ghé thăm cùng với các địa danh nổi tiếng khác của Hạ Long như đảo Quan Lạn, Minh Châu, đền Cửa Ông và Ngọc Vừng,…
Bãi biển cát trắng mịn (Ảnh: Internet)

Xem thêm: Du lich Cua Lo

Để có thể ngắm nhìn hết những gì tinh túy nhất, tuyệt diệu nhất của vịnh Hạ Long, du khách không thể bỏ qua điểm đến hấp dẫn như khu du lịch đảo Cống Tây. Hãy chọn lựa đại lý du lịch YOLOTravel để có được chuyến khám phá với nhiều kỷ niệm và niềm vui nhất nhé!

Hương vị cá đối xanh Quang Ninh



Được thiên nhiên ưu đãi, Cô Tô có nhiều loại hải sản mang hương vị đặc trưng của biển, được ngư dân địa phương chế biến rất đặc biệt. Cá đối xanh bãi Bắc Vàn là một trong những món ăn như vậy.

Thuộc họ cá đối, cá đối xanh là dòng cá ăn nổi, có trọng lượng và kích thước lớn gấp nhiều lần cá đối thường (hay còn gọi là đối đàn). Cá đối xanh đầu nhỏ, thân tròn, có vảy to, dày ánh bạc, thắt đuôi. Sở dĩ có tên gọi là cá đối xanh bởi phần đuôi cá có màu xanh ngọc dưới ánh mặt trời, ánh đèn. Nhiều nơi, ngư dân còn gọi với tên gọi khác là cá đối nhòng.
Cá đối xanh con to có thể nặng khoảng 1kg.
Xem thêm: Du lich Sam Son

Cá đối xanh sống nhiều ở khu vực có những chương cát, thức ăn chủ yếu là phù du theo dòng thuỷ triều. Cá đối xanh bơi khoẻ, có thể nhảy trên mặt nước khi biển động. Vì thế, nhiều ngư dân địa phương còn gọi là cá đối nhảy. Khác với cá đối đàn, cá đối xanh rất to, trung bình mỗi con nặng 4 lạng, con to nhất có thể đạt khoảng 1kg. Ở Cô Tô, cá đối xanh có nhiều tại các khu vực có những bãi cát như khu vực bãi Hầm Cáp, bãi Hồng Vàn, Bắc Vàn, Vàn Chảy…


Cá đối xanh có quanh năm nhưng ngon và dễ bắt nhất là vào dịp tháng 2, tháng 3 hoặc tháng 8 âm lịch hàng năm. Cá đối xanh là loại cá “khó tính”, rất khôn nên không thể câu mà chỉ có thể giăng lưới để bắt. Để đánh bắt cá phải chọn thời điểm thích hợp khi cá đi kiếm ăn theo nước thuỷ triều hoặc vào những ngày thời tiết thay đổi, dịp tháng 2, tháng 3. Đó là thời điểm cá đối bơi vào bờ nhiều để kiếm ăn và tránh rét. Thời điểm thuận tiện nhất trong ngày để đánh bắt cá là vào buổi tối, đầu con nước lên, giăng lưới bắt cá. Vì đây là giống cá rất khôn nên khi đặt lưới phải nhẹ nhàng, giăng lưới kín 2 đầu để cá không chạy được, để phao luôn nổi trên mặt nước... Đặc biệt, trong quá trình thả lưới, hạn chế ánh sáng hoặc dùng đèn chiếu sáng bởi cá thấy sáng sẽ tìm cách chạy trốn hoặc nhẩy qua lưới mà thoát. Sau khi lưới quây kín bãi, có thể dùng cây đập trên mặt nước đánh động đuổi cá sa lưới.


Cá đối xanh thịt trắng, chắc, rất thơm ngon. Khi chế biến, cần mổ bụng, làm sạch ruột, tránh để vỡ túi mật, gây đắng thịt cá. Sau khi đánh bỏ lớp vảy dày, cắt khúc cá là có thể nấu được ngay. Cá đối xanh có thể chế biến được nhiều món nhưng ngon và phổ biến nhất vẫn là món cá nấu theo cách của ngư dân. Cá đối xanh rửa sạch, bỏ vào luộc với nước đun sôi, cà chua, nêm vừa gia vị. Khi ăn chan ra bát, vắt chanh cho vừa chua mới ngon. Cá đối còn có thể cho vào hấp ăn cuốn với nem, lá đinh lăng, chuối xanh, dứa, thêm ớt hoặc mù tạt… đều ngon và có hương vị riêng.

Về Quảng Ninh mê hoặc với mơ muối Yên Tử


Cùng với rượu mơ Yên Tử, nước mơ Yên Tử sẽ làm mê hoặc thực khách bắt đầu từ cái vị mằn mặn, chua chua, đậm đà khó quên ấy...
Nước mơ muối Yên Tử.


Đến thăm vùng đất Phật Yên Tử (TP Uông Bí), sau khi được thưởng thức, nhiều người đã chọn mang về làm quà cho gia đình thứ nước uống đặc sắc – nước mơ muối Yên Tử. Cũng giống như rượu mơ, nước mơ muối được chế biến từ quả mơ lông – thứ quả được trồng nhiều trên những triền núi vùng núi Yên Tử. Vào tầm tháng 2, tháng 3 âm lịch, khi tiết trời bắt đầu ấm lên và không khí hội hè cũng trở nên sôi động, nhiều người dân đã tranh thủ mang những bình, lọ nước mơ muối do chính tay mình ngâm ủ bán cho du khách trong khu chợ dưới chân núi Yên Tử. Những quả mơ chín mọng là nguồn nguyên liệu chính tạo ra hương vị đặc biệt của nước mơ Yên Tử.

Xem thêm: Du lich Sam Son

Không biết tự bao giờ, người dân nơi đây đã tìm cách chế biến những trái mơ tròn xoe, vàng mọng thành thứ nước uống đặc sản mà không nơi đâu có được – nước mơ muối Yên Tử. Khác hẳn với vị ngọt ngọt, cay cay của rượu mơ, nước mơ muối YênTử lại mang đến cảm giác thanh nhẹ, “đã cơn khát” ngay khi nhấp thử ngụm đầu tiên.

Nguyên liệu làm mơ là những trái mơ to mọng, chín vàng, vỏ căng nây nẩy phớt hồng như đôi má em bé trong mùa rét. Thời điểm thu hoạch mơ vào khoảng tháng 3, tháng 4 hằng năm. Vùng nguyên liệu ở thôn Năm Mẫu (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) là nguồn cung cấp mơ tươi cho các cơ sở sản xuất trong tỉnh. Hiện nay, chỉ có hai cơ sở được cấp giấy phép chính thức là Nhà máy bia Thăng Long và cơ sở sản xuất rượu mơ Quang Vinh (Yên Tử).

Sản phẩm rượu mơ và nước mơ muối tại các cơ sở này được trưng bày và giới thiệu ở nhiều nơi như chuỗi cửa hàng OCOP Uông Bí, các hội chợ OCOP tại Hạ Long, Trung tâm OCOP Quảng Ninh tại phường Mạo Khê (TX Đông Triều)...

Nước mơ muối Yên Tử có màu vàng óng ả, vị chua ngọt hòa quyện trong chất muối mằn mặn, hương thơm dìu dịu, rất thích hợp dùng để giải khát. Theo đông y, nước mơ có tác dụng thanh nhiệt, chống mệt mỏi, giảm mồ hôi, giải cảm. Quả mơ còn có công năng chữa đầy bụng, ăn không tiêu, chán ăn, giải ngộ độc thức ăn cấp độ nhẹ, chống lão hóa cơ thể...

Những quả mơ chín mọng là nguồn nguyên liệu chính tạo ra hương vị đặc biệt của nước mơ Yên Tử.


Cách pha nước mơ muối cũng rất đơn giản, lấy 3 quả mơ cho vào cốc, dầm nát bằng thìa, thêm mấy thìa nước mơ ngâm, rót thêm nước vào, sau đó nêm nếm thêm đường theo khẩu vị, thêm đá lạnh vào uống sẽ ngon miệng hơn. Nếu bạn không thích uống nước mơ lạnh thì có thể pha bằng nước ấm. Món này chữa viêm họng khá hiệu quả!

Chỉ qua những công đoạn đơn giản như rửa sạch quả, xóc muối, ngâm ủ... người dân Yên Tử đã tạo ra thứ thức uống phù hợp với mọi mùa, mọi thời tiết.