Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Kỳ nghỉ tuyệt vời tại Perhentian


Tới đảo Perhentian Malaysia du khách sẽ vừa có những hành trình khám phá thế giới sinh vật dưới nước đầy màu sắc vừa có cơ hội khám phá cuộc sống của những loài động thực vật tại những khu rừng rậm nhiệt đới vô cùng thú vị. Cùng GSV Travel khám phá và trải nghiệm.

Đảo Perhentian - một trong những điểm đến du lịch Kuala Terenggaru, được coi là thiên đường biển cả Malaysia với những khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp cùng những hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn. Hòn đảo này rất phù hợp cho hình thức du lịch tiết kiệm với những khu lưu trú giá rẻ và vừa túi tiền với hầu hết những khách du lịch.



Perhentian gồm 2 đảo chính là Perhentian Besar (đảo Perhentian lớn) và Perhentian Kecil (đảo Perhentian nhỏ). Hai hòn đảo này được bao quanh là những dải đá ngầm và san hô đầy màu sắc bao quanh. Đảo Perhentian nhỏ được rất nhiều khách du lịch Malaysia ưa thích vì nơi đây có nhiều những khu nhà nghỉ giá rẻ những khá tiện nghi, cùng với đó là phong cảnh đẹp rất phù hợp cho những du khách muốn khám phá thiên nhiên.

Lặn biển Perhentian và ngắm những rặng san hô sặc sỡ là một trải nghiệm vô cùng lý thú.
Còn đối với những ai có khả năng tài chính cao hơn một chút thì có thể chọn đảo Perhentian lớn là điểm nghỉ chân và khám phá. Nơi đây có những khu nghỉ dưỡng cao cấp, tiện nghi với mức giá chênh lệch so với những khu du lịch trên đảo Perhentian nhỏ.

Đến với 2 hòn đảo Perhentian Malaysia, các bạn có thể hòa mình vào làn nước biển trong xanh văn vắt hay phơi mình trên những bãi biển cát trắng và tận hưởng ánh nắng ấm áp của vùng biển nhiệt đới. Đặc biệt, các bạn còn được khám phá thế giới những loài sinh vật biển khi lặn xuống ngắm nhìn những rặng san hô sặc sỡ cùng với những đàn cá đủ màu sắc và kích thước tại đây. Nếu may mắn, các bạn còn có thể bắt gặp những chú rùa biển hoặc cá mập khá hiền lành (trừ khi bị khiêu khích).

Trên đất liền của 2 đảo Perhentian này, khách đi tour Malaysia còn được khám phá cuộc sống của những loài động thực vật rừng nhiệt đới trong chuyến hành trình vào những khu rừng rậm. Các bạn sẽ choáng ngợp trước thảm thực vật phong phú, những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi hay những loài động vật độc đáo và quý hiếm trên đảo. 

Nếu may mắn bạn có thể bắt gặp loài rùa biển Perhentian khá lớn và độc đáo.

Xem thêm: Du lịch Cửa Lò

Ngoài ra, ẩm thực cũng là một trong những điểm thu hút du khách tới tham quan đảo Perhentian. Với nguồn nguyên liệu đa dạng từ những thực vật và động vật nhiệt đới, món ăn tại đây khá phong phú, ngon miệng, đẹp mắt. Tuy được chế biến bởi những đầu bếp chuyên nghiệp và có tay nghề cao song du khách hoàn toàn hài lòng về giá cả của những món ăn này.

Hãy khám phá ngay hòn đảo Perhentian Malaysia xinh đẹp trongtour du lịch Malaysia từ Hà Nội của chúng tôi, chắc chắn các bạn sẽ có những khoảnh khắc thú vị và những kỷ niệm không thể nào quên.

Cẩm nang du lịch Malaysia

Diện tích: 329.847km²
Dân số: 30 triệu người.
Vị trí địa lý: Đông Nam Á, khí hậu nhiệt đới xích đạo.
Các điểm đến nổi tiếng: Tháp đôi Malaysia, vườn quốc gia Kinabalu, đảo Timan, cố đô Malacca, vườn quốc gia Taman Negara...

Du lịch Malaysia đang nổi lên trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Với những điểm đến du lịch Malaysia hấp dẫn, những lễ hội độc đáo, đa sắc màu cùng những món ẩm thực phong phú, chắc chắn nơi đây sẽ là một điểm dừng chân thú vị trong hành trình khám phá những miền đất mới của các bạn.


Xem thêm: Du lich Cua Lo

Đặc điểm của đất nước Malaysia là sự giao lưu, hòa hợp của nhiều nền văn hóa khác nhau. Chính điều này tạo nên một Malaysia rất khác biệt nhưng lại gần gũi với du khách.

Những điểm đến du lịch ở Malaysia.

Du lịch Kuala Lumpur: Đây là thủ đô của quốc gia này với những trung tâm thương mại sầm uất - nơi chuyên bán những sản phẩm thời trang cao cấp, những món ăn độc đáo và hấp dẫn, những công trình kiến trúc đồ sộ trong đó có tòa tháp đôi Petronas 88 tầng từng là tòa nhà cao nhất Thế giới, là biểu tượng tự hào của đất nước Malaysia. Đây cũng là địa điểm đầu tiên mà rất nhiều khách du lịch Malaysialựa chọn để bắt đầu hành trình khám phá đất nước này.

Du lịch Kota Kinabalu: Khách đi du lịch Malaysia khi đến với Kota Kinabalu không những có thể tắm biển tại những bãi biển cát trắng và ngập nắng mà còn có thể khám phá những khu rừng rậm nhiệt đới với hệ động thực vất phong phú, đa dạng và quý hiếm. Đặc biệt, khi đến đây, các bạn còn có thể có cơ hội chinh phục đỉnh núi Kinabalu - nóc nhà của Đông Nam Á.

Du lịch Kota Kinabalu có rất nhiều dịch vụ hấp dẫn du khách.

Du lịch Johor Bahru: Chắc chắn khi đặt chân tới địa danh này, kháchdu lịch Malaysia sẽ phải thốt lên cảm thán bởi những cảnh đẹp thiên nhiên cũng như những công trình kiến trúc độc đáo. Đặc biệt, nơi đây còn là một địa điểm lý tưởng cho những ai yêu thích hoa lan.

Ngôn ngữ và văn hóa Malaysia

Là một đất nước đa dạng về sắc tộc: người Hoa, người Ấn, người Mã, người châu Âu (Anh) nên văn hóa nơi đây là sự tổng hợp những tinh hoa và nét đặc trưng của các nền văn hóa này. Du lịch Malaysia, các bạn hoàn toàn có thể bắt gặp những đền thờ của người Hồi giáo, những khu chùa của người Hoa, hay những nhà thờ đạo thiên chúa ngay cùng một thành phố hay thậm chí cùng một con phố.

Malaysia là một đất nước đa sắc tộc và văn hóa.

Cũng với lý do là nơi có nhiều cộng đồng người có nguồn gốc từ các quốc gia khác nên ngôn ngữ tại Malaysia cũng rất đa dạng. Chính vì đặc tính ngôn ngữ như vậy, việc đi du lịch Malaysia cũng khá thuận tiện cho du khách đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Đối với khách du lịch đến từ Việt Nam, các bạn có thể sử dụng tiếng Anh bởi ngôn ngữ này cũng khá phổ biến tại đây.

Tiền tệ ở Malaysia


Đơn vị tiền tệ chính của Malaysia là đồng Ringit và tồn tại dưới 2 hình thức là tiền giấy và tiền xu. Theo tỷ giá hiện tại thì 1USD tương đương với 3.5 Ringit và 1 Ringit tương đương 4.000VNĐ.Tiền xu Malaysia có những mệnh giá là 1, 5, 10, 20 và 50 cent và tiền giấy có những mệnh giá 1, 5, 10, 20, và 100 Ringit (RM). Khi đi du lịch Malaysia, các bạn có thể đổi tiền thành tiền của Malaysia để dễ thanh toán và chi tiêu. Các địa điểm có thể đổi như các ngân hàng lớn hoặc tại các sân bay cũng có những điểm đổi tiền cho du khách.

Tại một số cửa hàng cũng chấp nhận cách thanh toán bằng các loại thẻ tín dụng như American Express, Barclays, Visa, Diners và Mastercard.

Hộ chiếu và visa đi Malaysia

Khi đi du lịch Malaysia, nếu khách du lịch từ Việt Nam có hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng thì được miễn thị thực nhập cảnh vào Malaysia trong vòng 30 ngày. 

Du khách tại các quốc gia từ Đông Nam Á được Malaysia miễn Visa và chỉ cần hộ chiếu.

Xem thêm: Du lich Sam Son

Ngoài các quốc gia từ khu vực Đông Nam Á tới du lịch Malaysia, mới đây là Trung quốc được Malaysia được miễn thị thực nhập cảnh, Malaysia cũng yêu cầu thị thực của các du khách đến từ một số các quốc gia châu Phi, một số quốc gia Tây Á...nhằm hạn chế những du khách có những mục đích khác du lịch khi đến đây.

Cẩm nang du lịch Thái Lan

Diện tích: 513.000 km2
Dân số: 67 triệu người
Điểm đến nổi tiếng: Ayutthaya, Pattaya, Bangkok, Phuket, Krabi, Chiang Mai, và Ko Samui
Dân tộc: Thái, Gốc Hoa, Mã Lai, Môn, Khmer và các bộ tộc khác.

Du lịch Thái Lan được coi như là một "thiên đường" du lịch ở Đông Nam Á. Nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi trong khu vực, lại có đường biên giới với nhiều quốc gia như Campuchia, Lào, Myanmar v.v.v...

Nền văn hóa Thái Lan đã phát triển từ rất sớm và có sự ảnh hưởng nhiều nét độc đáo của các dân tộc láng giềng tạo nên một Thái Lan với những bản sắc văn hóa rất gần với các nước Campuchia, Lào, Myanmar. Đạo Phật là biểu tượng của đất nước Thái Lan nên ở Thái Lan có rất nhiều chùa chiền.



Ngoài ra thiên nhiên cũng ưu đãi cho đất nước Thái lan có những phong cảnh tuyệt đẹp làm say lòng biết bao du khách khi đi tour du lịch Thái Lan, Thái Lan cũng đầu tư rất nhiều công trình để phục vụ cho nghành du lịch. Do đó ngành du lịch Thái Lan đã đóng góp một phần không nhỏ cho nền kinh tế của đất nước chùa chiền này.

Các điểm du lịch nổi bật ở Thái Lan

Du lịch Bangkok một trong số các thành phố quốc tế ở Châu Á, được Quốc Vương thứ nhất của vương triều Chakri lập làm thủ đô vào năm 1782. Bangkok là kho báu quốc gia và là trung tâm về các mặt tinh thần, văn hoá, chính trị, thương mại, giáo dục và ngoại giao của Thái Lan.

Du lịch Bangkok Thái Lan

Du lịch Phuket thành phố nằm cách Bangkok 867 km về phía nam, Phuket là hòn đảo lớn nhất của Thái Lan, có hình dạng giống như một viên ngọc được nối liền với đất liền bằng con đường có bờ biển dài cùng những bãi biển cát trắng và những vịnh nhỏ yên tĩnh, đắm mình trong làn nước xanh biếc của biển Andaman và ẩn mình trong những ngọn đồi xanh, những rặng dừa và các đồn điền cao su.

Du lịch Phuket Thái Lan

Du lịch Chiang Mai miền đất du lịch cách Bangkok khoảng 700 km, Chiang Mai là thành phố lớn ở miền Bắc Thái Lan và là thủ phủ của tỉnh cùng tên. Tỉnh Chiang Mai trải dài trên 20.000 km2, là nơi tập hợp một số danh lam thắng cảnh đẹp nhất trên toàn vương quốc này. Bao quanh thành phố là những triền đồi và ngọn núi thoai thoải từ phía Bắc xuống phía Nam.

Du Lịch Chiang Mai Thái Lan

Du lịch Chiang Rai miền đất hứa du lịch nằm ở phía Bắc của đất nước Thái Lan, cách thành phố du lịch Chiang Mai xinh đẹp 180 km. Nằm khá gần với Myanmar và Lào, đây là địa điểm cho những ai thích khám phá những điều bí ẩn ở khu vực Tam giác vàng huyền thoại này. Ngoài Tam giác vàng du lịch Chiang Rai du khách sẽ có cơ hội tham quan những ngôi chùa tháp ấn tượng nổi tiếng đó là đền Wat Phra That Doi Tung, nằm trên đỉnh núi Doi Tung, ngọn núi cao nhất tỉnh Chiang Rai với độ cao 2.000 mét, nằm gần biên giới Myanmar.

Đền Wat Phra That Doi ChomThon Chiang Rai

Du lịch Pattaya thành phố biển đẹp xinh đẹp của Thái Lan, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế tới đây. Được mệnh danh là “thành phố ma quỷ” bởi hầu như Pattaya chỉ hoạt động về đêm. Bình thường buổi sáng Pattaya khá yên ắng, thành phố phập phồng chìm trong giấc ngủ, thế nhưng khi ánh đèn đường vừa ửng sáng, cả thành phố mới bừng tình giấc. Pattaya còn thu hút khách du lịch Thái Lan bởi không chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên mà cả những Sex Show hoành tráng cuốn hút khách du lịch.

Du lịch thành phố biển Pattaya


Đôi nét về ngôn ngữ & văn hóa của Thái Lan

Tiếng Thái là ngôn ngữ chính thức của Thái Lan và là tiếng mẹ đẻ của người Thái, dân tộc chiếm đa số ở Thái Lan. Tuy nhiên tiếng Thái khá khó hiểu với du khách, bù lại du khách có thể sử dụng tiếng Anh, đặc biệt ở Bangkok, tiếng Anh gần như là ngôn ngữ thương mại chính. Hầu hết nhân viên các khách sạn, cửa hàng và nhà hàng đều có thể sử dụng tiếng Anh hay một vài thứ tiếng Châu Âu và các bản chỉ đường bằng hai thứ tiếng Thái và Anh đều có ở khắp nơi trên toàn quốc.

Văn hóa Thái Lan được xem là nét đẹp tạo nên sức hấp dẫn cho du lịch Thái Lan. Ở Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn minh Khmer và các tư tưởng Phật giáo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác. Người Thái là những người tôn sùng Phật Giáo. Chỉ có một số ít người theo các dòng đạo khác như Hồi giáo Hindu, Sikh và Thiên chúa, họ chủ yếu sinh sống ở bốn tỉnh miền nam.

Tiền tệ ở Thái Lan

Đơn vị tiền tệ của Thái là Baht, 1 dollar Mỹ tương đương với khoảng 30 baht Thái. Tiền giấy Thái có mệnh giá lần lượt là 1,000 baht, 500 baht, 100 baht, 50 baht, 20 baht, và tiền đồng là 10 baht, 5 baht, 1 baht và và tiền xu là 50 Satang, 25 Satang. Tại các khách sạn, nhà hàng và một số cửa hiệu chấp nhận cho du khách thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế.

Tiền Thái Lan

Du khách được phép mang vào Thái Lan các loại hàng miễn thuế gồm 200 điếu thuốc lá và một lít rượu vang hay rượu mạnh. Các loại vũ khí, ma tuý, sách báo khiêu dâm đều bị cấm tuyệt đối. Lưu ý khi đem theo lượng tiền mặt trên 10,000 Baht sẽ phải khai báo khi nhập cảnh, và mỗi người không được phép mang lượng tiền mặt trên 50,000 Baht ra khỏi Thái. Các loại đồ cổ và tượng Phật là hàng thật cần có giấy phép xuất.

Khi hậu Thái Lan

Thái Lan có khí hậu nhiệt đới gió mùa và có 4 mùa rõ rệt: Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 2, mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, mùa mát từ tháng 11 đến tháng 12. Trong đó mưa nhiều nhất (90%) xảy ra vào mùa mưa. Nhiệt độ trung bình của thời tiết Thái Lan cao hơn Việt Nam, nhiệt độ thường từ 32 độ C vào tháng 12 và lên tới 35 độ C vào tháng 4 hàng năm


Thời điểm lí tưởng nhất để đến thăm Thái Lan là từ tháng 11 đến tháng 2 vì trong suốt những tháng này hầu như không có mưa và tiết trời không quá nóng. Đây cũng là thời điểm hay diễn ra nhiều hoạt động lễ hội đặc sắc. Nếu du khách muốn tìm hiểu và tham dự lễ hội ở Thái Lan, nên đi du lịch vào tháng 4 để được hòa mình vào không khí tưng bừng nhộn nhịp của lễ té nước Songkran, lễ hội lớn nhất trong năm diễn ra vào 13-15/4 để đón chào năm mới. Nếu muốn thực hiện một chuyến du ngoạn ở các tỉnh miền núi phía Bắc, du khách có thề đi vào tháng 3 – 5, hoặc tháng 6 – 7, mùa này nhiệt độ trên núi khá ôn hòa và dễ chịu. Còn đối với khu vực miền Trung và Đông bắc Thái Lan, thời điểm này sẽ không thích hợp cho chuyến đi vì thời tiết sẽ rất nóng có thể lên tới 40oC.

Hộ chiếu & Visa đi Thái Lan

Tất cả du khách đến Thái Lan cần có visa còn giá trị nhưng đa số quốc tịch không cần visa trong thời gian lưu trú tối đa 30 ngày áp dụng cho trường hợp đi du lịch Thái Lan bằng đường hàng không. Nếu đi bằng đường bộ, du khách chỉ có thể ở lại Thái Lan trong khoảng thời gian không quá 15 ngày.



Tuy nhiên bạn đi tour du lịch Thái Lan mà thi không cần Visa song nếu bạn muốn ở Thái trong một thời gian dài phải cần có visa du lịch được các văn phòng lãnh sự Thái ở nước ngoài cấp có giá trị lưu trú 60 ngày, loại visa này phải được sử dụng trong giới hạn ba tháng từ ngày cấp và có thể gia hạn.
Với những thông tin tổng quát về du lịch Thái Lan mà Du lịch Việt Nam cung cấp trên đây, chúng tôi hi vọng các bạn sẽ có một số kiến thức cơ bản trước khi bắt đầu một chuyến đi du lịch Thái Lan thú vị và đầy ý nghĩa.

Cẩm nang du lịch Bangkok


Du lịch Bangkok Thái Lan trong những năm trở lại đây luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều du khách trên thế giới đến với thành phố sôi động bậc nhất Đông Nam Á.

Thông tin chung về Bangkok

Diện tích: 1.568,7 km²
Dân số: 6.355.144 người (năm 2000)
Địa điểm thăm quan: Đường Khaosan Bangkok, Khu phố người Hoa (China Town), Khu Đền Wat Arun, Cung điện hoàng gia Thái Lan (Grand Palace), Central World, Điện Grand Palace…

Du lịch Bangkok thành phố mệnh danh là thiên đường du lịch trên thế giới. Du lịch Bangkok không chỉ hấp dẫn du khách bằng những ngôi chùa vàng, nét cong cong về đuôi mái với biểu tượng chim công đặc trưng, hay cung điện Hoàng gia uy nghi xa hoa với các tháp được…

Các điểm du lịch nổi bật ở Bangkok

Đường Khaosan Bangkok là một con đường nhỏ nằm cách soongn Chao Phraya khoảng 1 dãy phố. Khaosan Bankgok dịch ra là “nhà máy gạo”, tên gọi này nhắc người Thái nhớ đến ngôi chợ gạo sầm uất một thời trên con đường này. Đường Khaosan ngày nay trở thành điểm du lịch Bangkok thu hút du khách khi đến với Bangkok. Nơi đây tập trung nhiều khách sạn, quán bar,cửa hàng ăn uống, quầy lưu niệm, quán café và nhiều địa điểm vui chơi sầm uất tại thủ đô Bankok.

Đường Khao San ở Bangkok

Xem thêm: Tour Đà Nẵng Hội An

Khu phố người Hoa Phố nằm trên đường Yaowarat thuộc quận Samphanthawong và một phần đường Charoen Rung rộng lớn nằm ở trung tâm thủ đô Bangkok Thái Lan. Phố người Hoa là khu vực có đông người Hoa sinh sống nhất ở Bangkok Thái Lan. Tại đây có rất nhiều đường phố nhỏ với đầy đủ các cửa hàng và nhà cung cấp đa dạng về hàng hóa. Yaowarat còn là con đường cũng rất nổi tiếng với nhiều loại thức ăn ngon, và trở thành con đường ăn uống vào ban đêm. Đi du lịch Bangkok Thái Lan đến khu phố này du khách không chỉ được khám phá những nét văn háo độc đáo của người Hoa mà còn có cơ hội thưởng thức những món ăn ngon vô cùng hấp dẫn tại địa danh du lịch Thái Lan nổi tiếng này.

Phố người Hoa ở Bangkok

Khu Đền Wat Arun nằm cạnh bờ sông Chao Phraya hiền hòa, đền Wat Arun là một trong những điểm du lịch ở Bangkok lâu đời nhất và đẹp nhất tại Thái Lan Hình dáng của đền rất giống với núi Meru. Theo Phật giáo, núi Meru là trung tâm của vũ trụ. Xế chiều là thời gian tốt nhất để nhìn ngắm vẻ đẹp của đền.

Khu Đền Wat Arun

Cung điện hoàng gia Thái Lan là cung điện nằm trong khu vực Hoàng Cung tại trung tâm Bangkok Thái Lan. Du lịch Bangkok tham quan cung điện du khách sẽ choáng ngợp trước một cung điện nguy nga lộng lẫy với diện tích lên tới 1,5 km2 , được xây dựng bởi quốc vương Bhumibol Adulyadej (Rama IX) với lối kiến trúc cổ kính vô cùng đặc biệt và được xem là điểm du lịch hấp dẫn tại thủ đô Bangkok.

Cung điện hoàng gia Thái Lan
Trung tâm mua sắm Central World từ lâu Bangkok Thái Lan được mệnh danh là ‘thiên đường mua sắm’ ở khu vực Đông Nam Á. Central World là một trong những trung tâm mua sắm phức hợp thú vị dành cho trải nghiệm tại Bangkok. Hàng năm Central World thu hút một lượng lớn du khách đi du lịch Bangkok đến tham quan mua sắm tại đây. Nơi đây có tất cả mọi thứ từ những thương hiệu quần áo, thời trang cá tính, các tiện ích công nghệ cao, cửa hàng sách và nội thất thiết kế cho đến những mặt hàng nhập khẩu, các sản phẩm ngân hàng, thẩm mỹ viện, nhà hàng cho những người sành ăn, thậm chí có cả sân trượt băng. Với rất nhiều lựa chọn để bạn khám phá, bạn sẽ bỏ cả nửa ngày ở đây mà không nhận ra.

Central World

Văn hóa lễ hội ở Bangkok

Bangkok thành phố hiện đại nhưng vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa riêng mang đậm bản sắc truyền thống với các lễ hội ở Bangkok Thái Lan được tổ chức hàng năm vô cùng độc đáo đã lôi cuốn, thu hút sự quan tâm của hàng triệu du khách trên toàn thế giới. Một số lễ hội lớn như: lễ hội Songkran mừng năm mới, lễ hội Khao Phansa của người Phật giáo, lễ hội ăn chay… Các lễ hội lớn ở Bangkok Thái Lan thường diễn ra vào dịp tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Do đó khi đi du lịch Bangkok vào thời điểm này du khách sẽ được tham gia khá nhiều lễ hội đặc sắc tại thành phố du lịch này.

Kiểu chào Wai truyền thống

Văn hóa người Bangkok mang nhiều sắc màu văn hóa khác nhau, nơi đây được xem là thành phố pha trộn nhiều nền văn hóa đặc sắc của người Thái, người Hoa, Khmer… bạn sẽ tìm thấy sự khác biệt một cách dễ dàng trong văn hóa giữa người Bankok với những người dân ở những thành phố khác của Thái Lan. Sự khác nhau ấy thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực văn hóa giao tiếp đặc biệt là lời chào để thể hiện sự tôn kính với người đối diện. Đây là một nét văn hóa đặc trưng ở Bangkok Thái Lan.

Giao thông ở Bangkok

Giao thông ở thủ đô Bangkok thường hay diễn ra tình trạng kẹt xe do đó khi đi du lịch Bangkok bạn nên lựa một chiếc xe riêng nhỏ gọn để có thể dễ dàng di chuyển trong thành phố. Ở đây có khá nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thuê xe với giá tốt, tạo điều kiện tốt nhất cho chuyến tour đi du lịch Bangkok Thái Lan của du khách.


Ẩm thực Bangkok

Ẩm thực ở Bangkok là kết quả của sự pha trộn hài hòa giữa các vị cay, chua, mặn, ngọt và đắng. Nếu có cơ hội được 1 lần đặt chân đến thủ đô Bangkok của đất nước Chùa Vàng, một lời khuyên vô cùng bổ ích dành cho bạn là đừng nên bỏ qua những món ngon ăn vô cùng hấp dẫn như: Pad Thai, Tom Yum,Lẩu Thái…

Điểm mua sắm ở Bangkok

Thực sự không quá lời khi nói Bangkok là thiên đường mua sắm với vô vàn các cửa hiệu và trung tâm thương mại lớn nhỏ trong khắp thành phố. Mua sắm ở Bangkok là một hoạt động vô cùng thú vị khiđi du lịch Bangkok. Khi mua sắm ở BangKok, bạn có thể đến các trung tâm thương mại với những hoạt động giải trí tiện nghi kèm theo như rạp chiếu phim, nhà hàng, quán ăn hoặc tại các khu chợ, nơi bạn có thể thoải mái trả giá những món hàng.

Với những thông tin tổng quát về du lịch Bangkok Thái Lan mà Du lịch Việt Nam cung cấp trên đây, chúng tôi hi vọng các bạn sẽ có một số kiến thức cơ bản trước khi bắt đầu một chuyến đi du lịch BangkokThái Lan thú vị và đầy ý nghĩa.

Canh sườn heo - tinh hoa ẩm thực Singapore


Singapore nổi tiếng với các món ăn phong phú và đa dạng như cua sốt ớt, cơm gà Hải Nam... tuy nhiên món canh sườn heo ít người biết tới lại có hương vị vô cùng hấp dẫn thực khách thưởng thức món ăn lần đầu. 

Nguồn gốc của món canh sườn heo

Canh sườn heo (Bak Kut Teh) là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Vào thế kỷ 19 những người công nhân người Hoa đến Singapore đã mang theo món ăn này. Chính vì hương vị thơm ngon, hấp dẫn mà món ăn này ngày càng trở nên phổ biến, trở thành món ăn được yêu thích ở Singapore. 


Nguyên liệu làm món canh sườn heo

Món ăn hấp dẫn này được làm từ sườn heo, thảo mộc và gia vị. Với mùi thơm đặc trưng của các gia vị như đinh hương, quế, hồi thể hiện ảnh hưởng văn hoá đa dạng của Singapore. Món canh sườn heo được những người công nhân nấu ăn có tác dụng cung cấp thêm năng lượng thì ngày nay nó đã trở thành món ăn được yêu thích không chỉ với người dân Singapore mà còn với cả khách du lịch quốc tế. 

Món canh sườn heo bổ dưỡng hấp dẫn khách du lịch 


Món canh sườn heo là món ăn bổ dưỡng tốt cho sức khoẻ, là món điểm tâm sáng. Nếu du khách không thích ăn canh với thảo mộc có thể lựa chọn kiểu chế biến với nước canh trong và hạt tiêu. Một bát Bak Kut Tek với sườn heo, rau xanh và tàu hũ tạo nên một món ăn ngon, bổ, rẻ hấp dẫn khách du lịch Singapore. 

Địa chỉ thưởng thức món canh sườn heo ở Singapore

Bạn có thể tìm thấy một số nhà hàng bak kut teh nổi tiếng trên đường Balestier (Founder Bak Kut Teh, số 347 đường Balestier), đường Rangoon Road (Ng Ah Sio Pork Ribs Eating House, số 8 đường Rangoon) và đường Joo Chiat (Sin Heng Bak Koot Teh, số 439 đường Joo Chiat) và phục vụ cả ngày. Bạn có thể ăn với cơm hoặc bún và phổ biến nhất là ăn với you tiao (giò cháo quẩy).


Món bak kut teh phổ biến ở Singapore đến nỗi ngày nay đây là hương vị cho các loại mì ăn liền và thậm chí có cả một bộ nguyên liệu nấu ăn tự chế biến với gói súp làm sẵn. Đây là một món quà ẩm thực lý tưởng từ Singapore.

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Không khí trang nghiêm của lễ hội khai ấn đền Trần


Lễ hội khai ấn Đền Trần diễn ra từ ngày 11 đến 16 tháng Giêng âm lịch hàng năm với tâm điểm là lễ khai ấn vào đêm 14 tháng Giêng.


Đi du lịch Nam Định vào mùa du lịch lễ hội du khách sẽ có cơ hội tham dự lễ khai ấn Đền Trần diễn ra vào đêm ngày 14 rạng sáng ngày 15 tháng Giêng tại khu di tích Đền Trần, phường Lộc Vượng, Tp. Nam Định. Lễ khai ấn là một tập tục từ thế kỷ XIII của triều đại nhà Trần thực hiện nghi lễ tế tiên tổ. Ngày nay hàng năm cứ vào đêm ngày 14 rạng sáng ngày 15, tại đền Cố Trạch các bô lão tề tựu đông đủ để lễ đức Thánh Trần, sau đó tham dự buổi lễ khai ấn đầu năm.


Lễ khai ấn được thực hiện trang nghiêm lúc 23 giờ 15 phút tại nội cung đền Thiên Trường theo đúng nghi thức truyền thống. Sau khi nhà đền dâng sớ khai ấn, 14 cụ cao niên và đại diện một số ban, ngành được mời vào nội cung chứng kiến nghi lễ và đóng dấu khai ấn 10 cánh ấn bằng giấy màu vàng. Trưởng từ Đền Trần sẽ chịu trách nhiệm cất giữ những lá ấn này để dâng lên các đình, chùa thuộc phường Lộc Vượng (đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, đền Trùng Hoa, chùa Tháp, Văn chỉ Hiền Đàn, đình Tức Mặc, đình Kênh, đình Bái, đình Vĩnh Trường) và lưu tại hòm đựng ấn nhà đền. Việc phát ấn cho du khách được tổ chức trong 6 ngày, từ ngày 15 đến 20 tháng Giêng. 

Nghi thức khai ấn diễn ra trong không khí trang nghiêm


Sau lễ khai ấn tại quần thể di tích Đền Trần du khách sẽ được tham dự các hoạt động hội truyền thống như múa lân, múa rồng, múa sư tử, hát chèo, chầu văn, thi đấu cờ người, đấu vật, biểu diễn võ thuật bên ngoài cổng Ngũ Môn.

Tất cả các nghi lễ tại di tích đền Trần từ lâu đã lưu giữ được các phong tục cổ truyền của dân tộc phần nào tái hiện được một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc đồng thời thể hiện nét văn hóa truyền thống mà người dân Nam Định vẫn còn gìn giữ và phát huy cho đến ngày nay.

Không khí nô nức của lễ hội Đền Trần

Lễ hội đền Trần được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm tại Nam Định nhằm tri ân công đức của 14 vị vua Trần.

Thời gian: Từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch.
Địa điểm: Tại khu di tích Đền Trần ở phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. 


Đi du lịch Nam Định về với khu di tích Đền Trần vào mùa du lịch lễ hội du khách sẽ được chiêm ngưỡng quần thể kiến trúc độc đáo của Nhà Trần, đồng thời được hòa mình vào không khí nô nức củaLễ hội Đền Trần. Những năm chẵn hội mở to hơn năm lẻ. Song không đợi đến chính hội, khách thập phương đã nô nức về trẩy hội đền Trần. Hành hương về cội nguồn ai cũng mong muốn điều tốt lành, thịnh vượng. Trước sân đền phấp phới lá cờ đại - lá cờ truyền thống với năm màu rực rỡ biểu trưng cho ngũ hành, hình vuông biểu tượng cho đất (âm), rìa tua hình lưỡi liềm biểu tượng trời (dương). Chính giữa cờ hội thêu chữ "Trần" bằng chữ Hán do hai chữ "Đông" và "A" ghép lại thể hiện hào khí Đông A.

Lễ khai mạc hội Đền Trần

Xem thêm: Du lich Cua Lo

Lễ hội được cử hành trang nghiêm. Nghi lễ được diễn ra với các lễ rước từ các đình, đền xung quanh về dâng hương, tế tự ở đền Thượng thờ 14 vị vua Trần. Lễ dâng hương có 14 cô gái đồng trinh, đội 14 mâm hoa đi vào đền trong tiếng nhạc lễ dâng lên 14 ngai vua. Nghi lễ này là hồi ảnh của cung cách triều đình phong kiến xa xưa.

Nghi thức rước kiệu

Xem thêm: Du lich Sam Son

Theo kinh nghiệm du lịch Nam Định đến với Lễ hội Đền Trần du khách còn được tham gia nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá phong phú, độc đáo như chọi gà, diễn võ năm thế hệ, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều, hát văn, múa bài bông. Chính những nét sinh hoạt văn hoá độc đáo này đã tạo cho hội Đền Trần sức hấp dẫn và cuốn hút du khách thập phương.

Lễ hội Đền Trần là một trong những lễ hội truyền thống lớn đặc trưng của văn hóa - lễ hội Nam Định. Đó còn niềm tự hào của mỗi người dân Nam Định khi nhớ về cội nguồn dòng giống của các bậc đế vương và của dân tộc Việt Nam.

Náo nhiệt lễ hội Phủ Dày

Hàng năm, cứ đến tháng 3 âm lịch, nhân dân xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định lại nô nức mở hội Phủ Dày để tưởng nhớ tới ân đức của Mẫu.

Thời gian: Từ mùng 3 đến ngày mùng 8 tháng 3 âm lịch
Địa điểm: Tại Phủ Dày thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

Đi du lịch Nam Định tham quan Phủ Dày du khách sẽ được khám phá một quần thể kiến trúc tín ngưỡng truyền thống đầy tính nghệ thuật, mỹ thuật của người Việt tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Trong 21 công trình kiến trúc của quần thể Phủ Dầy có bộ ba kiến trúc liên quan chặt chẽ tới mẫu Liễu Hạnh là phủ Tiên Hương (phủ chính), phủ Vân Cát và lăng Chúa Liễu.

Quần thể kiến trúc Phủ Dày


Lễ hội Phủ Dầy là lễ hội tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh - một bậc "Mẫu nghi Thiên hạ" - vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu và là một vị Thánh trong Tứ bất tử của Việt Nam. Thánh Mẫu Liễu Hạnh được phụng thờ ở nhiều nơi như Phủ Dầy, Phủ Tây Hồ, Phủ Sòng và rất nhiều các phủ, đền khác nhưng Lễ hội Phủ Dầy là lễ hội lớn nhất, quy mô nhất.

Nghi thức quan trọng nhất trong hội Phủ Dày là nghi lễ rước Thánh Mẫu từ phủ chính (Tiên Hương) lên chùa Gôi vào ngày 6/3. Đám rước Thánh Mẫu kéo dài gần 1km, rất trang trọng có nhạc trống linh đình. Đi đầu là hoà thượng cùng 2 vị sư niệm kinh phật vừa lần tràng hạt, tiếp theo là 4 kiệu Mẫu, phu kiệu mặc đồng phục, đầu quấn khăn, chân quấn xà cạp, có dây thắt ngang lưng. Kiệu Mẫu Đệ Nhất phủ khăn màu đỏ, Mẫu Đệ Nhị màu xanh, Mẫu Đệ Tam màu trắng thì phu kiệu cũng mặc theo màu như vậy nên trông rất trang nghiêm và đẹp mắt.

Nghi lễ rước Thánh Mẫu


Sau đó đến đội ngũ quan chức, già làng nhân dân với tư thế nghiêm chỉnh. Trong đám rước đan xen với kiệu còn có đội hình vác nghi trượng, đội hình con nhang đệ tử, thanh đồng mặc khăn áo chầu với đủ màu sắc đủ hình thức theo các giá hầu bóng…Theo sau là các đội đeo mặt nạ, phường bát âm, múa roi…Đặc biệt là có hội múa rồng bay với độ dài hàng trăm mét… khiến cho lễ hội thật sôi động náo nhiệt nhưng không kém phần oai nghiêm.

Hội Phủ Dầy còn có “Hội Kéo Chữ” còn gọi là Hội Hoa Trượng diễn ra vào các ngày 7,8,9 tháng ba thật đẹp mắt và khác biệt so với các hội khác. Đây là nét độc đáo của lễ hội. Mỗi lần xếp chữ cần khoảng 100 phu cờ, mặc đồng phục, chít khăn đỏ, áo vàng, thắt lưng xanh, quần trắng, xà cạp đỏ. Mỗi người cầm cây gậy dài khoảng 2 mét. Người điều khiển gọi là tổng cờ. Vào cuộc chủ lễ xin Mẫu "ra chữ" sau đó theo nhịp trống chiêng rộn rã xếp thành những dòng chữ nho đầy ý nghĩa.

Hội thi kéo chữ đặc sắc


Hòa trong không khí sinh hoạt văn hóa dân gian, du khách còn được xem rước thỉnh kinh, rước kiệu bát cống long đình, xem múa rồng hội trên núi tiên vương... Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức những điệu Chầu văn tha thiết. Về với Hội Phủ Dày, du khách như được trở về với cội nguồn dân tộc, được hòa mình vào những nét văn hóa truyền thống từ lâu vẫn được gìn giữ và lưu truyền tại nơi đây.

Sôi động hội đua thuyền chùa Keo Hành Thiện


Hội chùa Keo diễn ra vào ngày 15 tháng 9 âm lịch tại làng Hành Thiện, Nam Định với phần đua thuyền sôi động luôn thu hút du khách du lịch.

Đến du lịch Nam Định vào mùa du lịch lễ hội luôn rộn ràng và thu hút khách du lịch thập phương với rất nhiều lễ hội mang ý nghĩa tâm linh diễn ra tại các ngôi đền chùa trong tỉnh. Cùng Du Lịch Việt Nam ghé về làng Hành Thiện xã Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định tìm hiểu nét đặc trưng trong hoạt động văn hóa lễ hội ở Nam Định nói chung và lễ hội chùa Keo Hành Thiện nói riêng để biết thêm về văn hóa nơi đây.

Hàng năm cứ vào ngày 15 tháng 9 âm lịch, dân làng Hành Thiện xã Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định lại tổ chức lễ hội chùa Keo Hành Thiện để suy tôn Đức Phật và thiền sư Không Lộ một người vừa giỏi chữa bệnh vừa giỏi thơ văn, là ông tổ khai sinh ra nghề đúc đồng, đồng thời là nhà kiến trúc tài ba có công phò vua giúp nước.

Lễ hội chùa Keo được khai mạc bằng phần rước kiệu bay qua chùa Keo Hành Thiện. Để chuẩn bị cho lễ hội nhất là phần rước kiệu dân làng phải lên kế hoạch lịch trình cho đám rước từ trước, tập duyệt trước nhiều ngày và chuẩn bị đầy đủ trang phục, kiệu, thuyền rồng,.. để lễ hội được diễn ra một cách tốt đẹp nhất.

Lễ rước kiệu bay


Phần hấp dẫn nhất của lễ hội chùa Keo Hành Thiện này là cuộc đua thuyền bơi trải. Cuộc đua bao gồm 15 đội thuyền đại diện cho 15 xóm của làng Hành Thiện tham gia tranh tài

Hội đua thuyền

Khi bắt đầu cuộc đua các đội rút thăm để chọn vị trí xuất phát, sau đó theo thứ tự tiến ra sông lớn, ở đây các đội bắt đầu cuộc đua tranh khốc liệt. Những tay bơi trải là những người khỏe mạnh khéo léo được dân làng lựa chọn kỹ lưỡng để tham dự cuộc đua.

Người dân đứng kín hai bên sông đánh trống, hò hét, cổ vũ cho đội mình


Quãng sông các thuyền đua phải vượt qua dài khoảng 40 km, bao gồm cả sông nhánh trong làng và ngoài sông lớn. Để hoàn thành phần thi, các tay đua phải chèo thuyền trong gần 4 tiếng đồng hồ.

Một đội đua đạp têu cán đích


Sau khi vượt qua 40 km sông nước, các thuyền đua cán đích tại vị trí do ban tổ chức định sẵn. Một thủ tục không thể thiếu là các thuyền đua phải "đạp têu", nghĩa là mũi thuyền phải đâm trúng cây tre làm đích. 

Sau cuộc đua, ai cũng muốn lấy cho mình một sợi quai chèo hoặc lá của cây tre đạp têu mang về với quan niệm nó sẽ đem lại may mắn, sức khoẻ và thuận lợi trong làm ăn cho gia đình.

Khám phá quần thể di tích lịch sử Quốc gia đình Ken


Nằm trong quần thể di tích lịch sử đền Quốc gia Bảo Hà của tỉnh Lào Cai, Đền Ken (Chiêng Ken, Văn Bàn, Lào Cai) nổi tiếng bởi vẻ tôn nghiêm, cổ kính với những chứng tích còn nguyên giá trị.

Đền Ken toạ lạc trên đỉnh đồi Pù Đình, cao hơn 180m, giữa lòng thôn Ken với khu đất rộng trên 10.000m2. Theo ký ức từ những vị cao niên, do lợi thế về điểm cao, lại có tầm quan sát rộng, nên thời thuộc Pháp, các quan binh thực dân đã chọn nơi này là điểm "chốt giữ" cả 4 thôn: Ken, Chiềng, thôn Bô, thôn Bẻ xung quanh bán kính 4 km. Tuy nhiên, bọn chúng không giữ đồn được lâu trước phong trào đấu tranh và sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của quân Cách mạng (thời đó gọi là Việt Minh), bọn thực dân đã phải rút chạy, trả lại cuộc sống bình yên cho nhân dân địa phương. Từ đó, tính linh thiêng của ngôi đền càng được nhân dân tôn thờ, bởi địch chốt giữ nơi này càng đánh càng thua.



Theo tích xưa, Đền Ken thờ ông Nguyễn Hoàng Long và các vị tướng lĩnh dòng họ Nguyễn đã có công đánh đuổi giặc và khai khẩn lập làng xã tại châu Văn Bàn. Nhân dân trong vùng nhớ tới công lao của ông và các tướng lĩnh dòng họ Nguyễn đã tôn thờ, lập đền thờ tại nơi đây. Do Đền được đặt trên ngọn đồi cao nhất làng nên còn được nhân dân gọi là đình Ken. Qua thời gian với những biến cố thăng trầm của lịch sử và các cuộc chiến tranh đã khiến Đền Ken bị tàn phá nhiều lần, có lúc tưởng chừng như không còn dấu tích. Năm 2006 đền chính thức được tôn tạo xây dựng lại khang trang và được UBND tỉnh Lào Cai công nhận là di tích lịch sử văn hóa.


Ngày nay đường lên Đền đã được nhân dân địa phương mở mang. Các phương tiện giao thông hiện đại như ô tô, xe máy vào được tận nơi, rất thuận lợi cho du khách đến thăm viếng. Với sự linh thiêng huyền bí được người dân truyền miệng và cảnh trí đẹp Đền Kenngày càng được nhiều người biết đến và thu hút ngày càng nhiều khách thập phương đến viếng, lễ bái. Hàng năm cứ vào ngày 7 tháng 01 âm lịch, tỉnh Lào Cai tổ chức tế Lễ Đền Ken để tưởng nhớ đến công lao của ông Nguyễn Hoàng Long và các chư vị.



Ngôi đền tĩnh lặng trầm mặc, nằm khiêm nhường dưới tán những cây lim cổ thụ lá xanh quanh năm, thoáng mát về mùa hè, tịnh mịch ấm áp vào mùa đông là nơi linh thiêng, dưỡng tâm của du khách. Ngoài giá trị tâm linh, ngôi đền còn thể hiện lòng thành kính biết ơn những bậc khai sáng đất nước, anh hùng dân tộc một cách trân trọng. 

Đến với đình Ken, du khách không chỉ cúng lễ, cầu an lành của tín đồ phật tử thập phương trong hành trình tâm linh của mình, mà còn sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo linh thiêng cùng người dân địa phương và du khách bốn phương khác.

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

Những món cà ri trứ danh của Thái Lan


Thái Lan vốn tiếng với món cà ri và đặc biệt nhất là hai loại cà ri xanh, đỏ. Những bát cà ri nhiều màu sắc béo ngậy khiến ruột gan cồn cào, chỉ nhắc tới thôi đã thèm không cưỡng nổi.

Cà ri xanh


Cà ri xanh là loại cà ri ngọt với vị cay nhè nhẹ rất thích hợp cho những người không biết ăn cay (Ảnh: Internet)


Cà ri xanh là loại cà ri ngọt với vị cay nhè nhẹ rất thích hợp cho những người không biết ăn cay. Tên gọi của món ăn này xuất phát từ màu sắc cà ri sau khi chế biến. Màu xanh tươi mát của cà ri nóng hổi sẽ tăng thêm phần hấp dẫn cho món ăn nổi tiếng của người Thái.

Để làm cà ri xanh, người Thái sử dụng tương cà ri xanh, nước cốt dừa, cà tím, cà hoa dại trắng và một số gia vị khác. Nguyên liệu không thể thiếu nữa đó là các loại thịt phổ biến như thịt gà, thịt bò, cá và lợn.

Tương cà ri xanh được chế biến từ ớt xanh, hành tím, tỏi và riềng. Khi chế biến tương cà ri, họ cho vào cối giã, sau đó thêm vỏ chanh kaffir, ngò, tiêu trắng, chút muối và riêu tôm giã đều. Khi đã có hỗn hợp tương cà ri,người ta bắc chảo lên bếp rồi đảo với nước cốt dừa, đường thốt nốt đảo đều. Tiếp đó, thịt được rủa sạch, xắt miếng vừa miệng rồi cho lên chảo đun đến khi nước tương sệt lại đậm đặc.


Bát cà ri xanh nóng hổi được trang trí thêm vài lá húng quế, khi nóng sẽ ăn ngon nhất. Người Thái thường ăn cà ri xanh kèm bún sợi hoặc cơm trắng.

Cà ri đỏ


Cà ri đỏ gợi ta nhớ đến món cà ri nổi tiếng của người Ấn Độ (Ảnh: Internet)

Bên cạnh cà ri xanh thì cà ri đỏ là món ăn được ưa chuộng dành cho những người thích ăn cay. Cũng xuất phát từ màu sắc mà món ăn này có tên gọi là cà ri đỏ.

Cà ri đỏ gợi ta nhớ đến món cà ri nổi tiếng của người Ấn Độ, tuy nhiên cà ri đỏ của người Thái thường ngậy và cay hơn, không nồng mùi quế hồi.

Cũng tương tự như cách chế biến cà ri xanh, người Thái cho những nguyên liệu chính vào cối giã để làm tương cà ri với ớt đỏ. Tiếp đó hỗn hợp cà ri đỏ được nêm thêm chút nước mắm, cà thái măng, húng thái để tăng phần hấp dẫn. Cà ri đỏ cũng được nấu với các loại thịt gà, thịt vịt, thịt bò và thịt lợn.


Bạn sẽ cảm nhận được vị cay lan tỏa khắp cơ thể cùng hương vị béo ngậy từ nước cốt dừa trong từng thìa cà ri nóng hổi.

Ngoài cà ri xanh đỏ thì người Thái còn có cà ri Penang, cà ri Masaman, nhưng có lẽ 2 loại cà ri giới thiệu trên được biết đến và ưa thích nhiều hơn cả. Đến với Thái Lan, bạn có thể ghé tới những khu phố ẩm thực nổi tiếng để thưởng thức món cà ri đặc sản này.

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Súp Tom Yum nổi tiếng của Thái Lan


Những món ăn của người Thái luôn hấp dẫn thực khách bởi vị chua cay hảo hạng. Với hương vị đặc trưng ấy, súpTom Yum từ lâu đã trở thành món ăn nổi tiếng, đại sứ ẩm thực cho nơi đây cùng sự yêu thích của rất nhiều du khách.

Ẩm thực Thái Lan là sự hòa trộn tinh tế giữa gia vị, thảo dược và thực phẩm tươi sống với cách chế biến vô cùng độc đáo. Người Thái với sở thích ăn chua, ngọt, cay nên hầu như món ăn nào của họ cũng đều tổng hợp được những hương vị này, và súp Tom Yum là không ngoại lệ.


Súp Tom Yum là sự hòa trộn tinh tế giữa gia vị, thảo dược và thực phẩm tươi sống (Ảnh: Internet)


Súp Tom Yum hay còn gọi là canh Tom Yum được biết đến như món khai vị không thể thiếu trên một bàn ăn đậm chất Thái. Dưới bàn tay chế biến khéo léo của người đầu bếp, bát súp Tom Yum không những mang lại cảm giác ngon miệng mà còn hấp dẫn thực khách ngay bởi hương thơm ngào ngạt lan tỏa đầu mũi cùng màu sắc ấm nồng bắt mắt.

Cách chế biến Tomyum cũng không hề khó. Nguyên liệu chính để có được súp Tom Yum ngon đúng điệu cần có nước xương gà, tôm tươi, nấm và một số gia vị như chanh, xả,… Ban đầu, người ta ninh xương gà thật nhừ rồi thả tôm đã bóc nõn, sả, giềng và lá chanh, ớt vào. Khi nước đã sôi lại dậy hương thơm đặc trưng thì người ta thả nấm vào rồi nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Để làm tăng thêm hương thơm cùng vị béo bùi cho món canh, người Thái cùng thường cho thêm một chút nước cốt dừa vào khi đang đun sôi.


Đây là món khai vị đậm chất Thái (Ảnh: internet)


Mỗi bát súp Tom Yum đều có một vài lá chanh, vài miếng nấm xắt nhỏ, còn tôm thì được xếp lên trên cùng. Bát súp nóng hổi hương thơm chua cay bỗng đưa đẩy nước bọt khiến ai nấy muốn nếm thử ngay tức khắc. Nước súp vàng trong lăn tăn những chấm vàng đậm từ ớt rất hấp dẫn. Cắn miếng tôm chắc ngọt rồi nếm chút nước súp còn nghi ngút khói, bạn sẽ cảm nhận được vị cay lan tỏa từ đầu lưỡi khiến cơ thể cũng nóng dần lên. Sâu hơn một chút sẽ là vị chua chua ngọt ngọt đặc trưng khiến du khách nhớ mãi hương vị của người Thái.

Súp Tom Yum có thể ăn kèm với bún hoặc cơm trắng, là món ngon xuất hiện từ những bữa cơm bình dị cho đến những bữa tiệc sang trọng của người Thái với vai trò là món khai vị. Người Thái cũng thường dùng nước súp Tom Yum để làm thành món lẩu ăn kèm với hải sản cùng các loại thịt, rau tươi.

Món súp có mặt trong những bữa cơm bình dị cho tới các bữa tiệc sang trọng (Ảnh: Internet)


Đến Thái Lan, bạn có thể gọi món súp Tom Yum ở bất kì nhà hàng nào trên mọi con đường, góc phố. Sau những buổi vui chơi với những trải nghiệm cực đã, bạn cũng có thể ghé tới những khu ẩm thực tấp nập người qua lại như Yaowarat, Sumvitkhoi 38 hay phố Yam San để thưởng thức rất nhiều món ngon nổi tiếng và nếm thử hương vị của súp Tom Yum chua cay. Sau khi nếm thử những xiên nướng vàng óng và những miếng phở xào Pad Thái, súp Tom Yum sẽ là vị cứu tinh cho bạn không còn cảm giác bị ngấy, và lại có thể tiếp tục khám phá những món ăn khác.

Nếu có cơ hội đến vương quốc của những nụ cười , bạn nhớ khám phá ẩm thực nơi đây qua món súp Tom Yum nổi tiếng này nhé.

Du lịch Thái lan chớ bỏ lỡ xôi xoài


Xôi xoài, chè xoài là những món ăn ngon độc đáo của nền ẩm thực Thái Lan mà du khách không thể bỏ qua.

Thái Lan là vùng đất hội tụ những loại trái cây nhiệt đới như sầu riêng, măng cụt, và đặc biệt là xoài với món ngon nức tiếng thu hút du khách từ hương vị của xôi xoài chè xoài.

Xôi xoài



Nếu có cơ hội đến với Xứ sở chùa vàng, dạo quanh những khu phố ẩm thực như Yaowarat, Sam Yan, bạn không nên bỏ qua món xôi xoài nổi tiếng mang Ẩm thực Thái Lan đến với thế giới.

Xôi xoài là món ăn nhẹ được người Thái cũng như du khách đặc biệt ưa thích. Đúng như tên gọi, món ăn này là sự kết hợp tinh tế giữa xôi và xoài chín. Để làm nên món ăn này, người Thái thường chọn loại gạo nếp ngon cùng xoài ngọt vừa đủ xen chút vị chua dịu.


Khi làm xôi, họ đem gạo nếp đã ngâm qua đêm trộn với nước cốt dừa, bột bắp, lẫn chút sợi dừa tươi. Khi hạt nếp nở căng cũng là lúc hương thơm ngọt ngào lan toả theo làn khói nghi ngút. Lúc này, những miếng xoài chín vàng được xắt miếng đều đặn trên đĩa chờ trút xôi ra là thưởng thức ngay được. Để tăng thêm thẩm mĩ cũng như hương vị cho món ăn, người Thái thường rải thêm một lớp cốt dừa trẮng tinh mềm mại bên trên đĩa xôi xoài.


Mỗi miếng xôi ăn kèm một miếng xoài sẽ mang lại cho bạn cảm giác mát mát ở đầu lưỡi, vị chua ngọt dịu của xoài hoà quyện hương thơm béo ngậy của xôi. Ngoài cách xếp riêng biệt thì người Thái cũng có thể đặt xoài bên trên xôi rồi thêm lớp cốt dừa bên trên.

Thật không ngờ khi xôi được kết hợp với một loại hoa quả đã mang đến sự hấp dẫn khác biệt cho tinh hoa ẩm thực của người Thái.

Chè xoài



Xoài còn là nguyên liệu tạo nên hương vị thơm ngon quyến rũ cho món chè đặc sản ở Thái Lan. Vào những ngày nóng nực oi bức, món tráng miệng mát lạnh được lựa chọn nhiều nhất đó là chè xoài.

Chè xoài được mệnh danh là món chè ngon nhất Thái Lan. Đến bất kì nhà hàng ăn uống từ nhỏ đến lớn trên khắp đất Thái, bạn đều có thể gọi món chè xoài để tráng miệng sau bữa ăn.


Món ăn này được chế biến chủ yếu từ những trái xoài chín mọng. Người ta xay nhuyễn thịt xoài với nước dừa, sữa tươi, một chút đường rồi đun sôi. Hỗn hợp này sau khi đã nguội sẽ được cho vào ngăn mát để bảo quản.


Khi thưởng thức, người ta múc chè ra bát, thêm vài miếng xoài xắt vừa miệng ăn rồi rải thêm một lớp cốt dừa béo ngậy bên trên. Bạn sẽ cực kì ấn tượng bởi vị ngọt thơm hấp dẫn của chè xoài mát lạnh lan toả đầu lưỡi.

Sau một ngày rong ruổi khám phá vương quốc của những nụ cười, hãy ghé đến nhà hàng bất kì để tự thưởng cho mình bátchè xoài ngọt lịm mát lạnh này nhé!

Dạo quanh phố ẩm thực Thái


Thịt xiên nướng hay còn gọi là moo ping – được biết đến như món ăn mà hầu hết du khách nào đến với Thái Lan cũng muốn thưởng thức. Món ăn đường phố này tuy dân dã nhưng lại có sức hấp dẫn riêng biệt, chỉ nghe mùi hương thôi ai nấy cũng đều tới nếm thử ngay tức thì.


Xem thêm: Du lịch Cát Bà Hải Phòng

Khám phá ẩm thực Thái Lan, bạn sẽ vô cùng hào hứng bởi sự đa dạng, phong phú cùng hương vị đặc trưng hấp dẫn được chế biến bởi bàn tay khéo léo của những người đầu bếp. Không cầu kì trong cách chế biến như người Tàu, cũng chẳng phức tạp như cách trang trí của người Nhật, món Thái giản đơn những vẫn mang lại nét quyến rũ riêng biệt từ những món ăn cao cấp trong những bữa tiệc hạng sang, cho đến những món ăn vặt bày bán khắp đường phố. Thường du khách tới Thái Lan lại ưa chuộng khám phá ẩm thực đường phố hơn. Những món ăn vặt như xôi xoài, chè xoài, pad Thái, và đặc biệt là thịt xiên nướng luôn là lựa chọn đầu tiên của rất nhiều du khách.


Moo-ping là một trong những món ăn vỉa hè được yêu thích nhất tại Thái Lan. Những hàng bếp than tỏa khói nghi ngút trong những quán xá ven đường đông đúc người ra vào đã trở nên quen thuộc với hình ảnh đường phố Thái.

Những xiên thịt nướng được chế biến rất thơm ngon, mang đến hương vị đặc trưng của người Thái. Thịt xiên được làm từ thịt lợn và thịt gà là chính. Những miếng thịt vuông vức vừa miệng ăn được tẩm ướp vị ngọt vừa đủ, hơi cay cay đậm chất Thái. Khi thịt đã ngấm gia vị, người chủ hàng nhanh chóng xiên thịt vào que tre rồi đặt lên bếp nướng.

Thịt nướng từ than bao giờ cũng thơm và ngon hơn, do vậy mọi bếp nướng ở Thái đều dùng than chứ không dùng điện hay những loại bếp khác. Khi nướng thịt, người chủ hàng phải chú ý quạt lửa cũng như lật đều xiên thịt sao cho miếng thịt chín tới chứ không bị cháy. Xiên thịt chín sẽ có màu vàng óng ả, hương thơm ngọt ngào từ gia vị tẩm ướp xen lẫn mùi thơm khói than của bếp.

Thịt xiên nướng phải ăn ngay khi còn nóng, ngon nhất là khi người chủ hàng vừa mới nướng xong. Mỗi quán ăn đều có những loại sốt ăn kèm xiên nướng được chế biến khác nhau, tuy nhiên đều mang những hương vị đặc trưng như chua, cay, ngọt.



Bạn có thể đến những khu phố ẩm thực nghi ngút khói nướng để thưởng thức Moo-ping của người Thái hay dạo quanh vỉa hè nơi thiên đường mua sắm Pratunam để có thể tìm thấy món ăn này.

Những xiên thịt nướng thơm lừng, nóng hổi sẽ là món ăn ghi dấu đặc biệt nhất trong lòng thực khách khi đến với Vương quốc Thái Lan.

Du lịch Thái Lan thưởng thức nộm Som Tam


Nộm Som Tam là món nộm đu đủ nổi tiếng của ẩm thực Thái Lan. Du khách khi ghé qua những khu phố ăn uống thường không quên gọi món nộm này trong mỗi bữa ăn. Ngoài súp Tom Yum thì Som Tam chính là món khai vị đặc trưng cho văn hoá ẩm thực Thái Lan.

Nộm Som Tam thường xuất hiện trong những bữa ăn hàng ngày hay những bữa tiệc chiêu đãi khách của người Thái. Som Tam có mặt trên khắp đất Thái và mỗi vùng thì có những cách chế biến khác nhau. Tuy nhiên Som Tam phổ biến và đơn giản nhất là khi kết hợp với xoài xanh. Người Thái dùng đu đủ xanh nạo thành sợi mỏng, sau đó cho thêm chanh, đường thốt nốt, ớt, nước mắm, đậu đũa và xoài xanh thái sợi trộn đều.


Xem thêm: Du lịch Sam Son

Cách trộn nộm Som Tam không đơn giản là dùng tay hay đũa để đảo, mà phải giã trong cối. Cũng chính vì vậy mà món nộm này có tên là Som Tam, theo tiếng Thái phiên dịch có nghĩa là món giã trong cối có vị chua. Khi giã nộm người Thái không quên cho thêm chút tỏi, lạc để tăng thêm hương thơm cho nộm. Khi giã cũng không được để nộm nát, vừa giã vừa trộn để khi bày ra đĩa, từng sợi nộm đã ngấm đậm gia vị.



Nộm Som Tam sau khi giã xong, trút ra đĩa sẽ được rải thêm chút lạc, vài miếng cà chua bi xắt đôi và nhánh rau húng quế tăng phần bắt mắt. Nước nộm trong cối tuyệt đối không được bỏ đi bởi đó là phần nước ngon nhất, sẽ mang rưới lên đĩa nộm trước khi ăn. Khi thưởng thức nộm Som Tam, bạn cũng nên trộn thêm lần nữa để nếm trọn vị dưới lớp nước.


Món nộm Som Tam cũng như khẩu vị của người Thái, đầy đủ vị chua, ngọt, cay, thêm chút bùi bùi của lạc trong từng miếng nộm giòn lật sật. Món ăn này sẽ là vị cứu tinh cho bạn khi bữa ăn có những món nhiều dầu mỡ như món xào, món nướng. Đĩa nộm Som Tam màu sắc bắt mắt trên bàn ăn sẽ là món khai vị cuốn hút nhất trong một bữa cơm đậm chất Thái.


Xem thêm: Du lich Cua Lo

Bạn có thể đến Somtam Nua tại trung tâm thương mại Siam Square – một trong những địa chỉ nổi tiếng nhất với nộm đu đủ Som Tam để thưởng thức bữa tối với món ăn độc đáo này.