Hội chùa Keo diễn ra vào ngày 15 tháng 9 âm lịch tại làng Hành Thiện, Nam Định với phần đua thuyền sôi động luôn thu hút du khách du lịch.
Đến du lịch Nam Định vào mùa du lịch lễ hội luôn rộn ràng và thu hút khách du lịch thập phương với rất nhiều lễ hội mang ý nghĩa tâm linh diễn ra tại các ngôi đền chùa trong tỉnh. Cùng Du Lịch Việt Nam ghé về làng Hành Thiện xã Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định tìm hiểu nét đặc trưng trong hoạt động văn hóa lễ hội ở Nam Định nói chung và lễ hội chùa Keo Hành Thiện nói riêng để biết thêm về văn hóa nơi đây.
Hàng năm cứ vào ngày 15 tháng 9 âm lịch, dân làng Hành Thiện xã Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định lại tổ chức lễ hội chùa Keo Hành Thiện để suy tôn Đức Phật và thiền sư Không Lộ một người vừa giỏi chữa bệnh vừa giỏi thơ văn, là ông tổ khai sinh ra nghề đúc đồng, đồng thời là nhà kiến trúc tài ba có công phò vua giúp nước.
Lễ hội chùa Keo được khai mạc bằng phần rước kiệu bay qua chùa Keo Hành Thiện. Để chuẩn bị cho lễ hội nhất là phần rước kiệu dân làng phải lên kế hoạch lịch trình cho đám rước từ trước, tập duyệt trước nhiều ngày và chuẩn bị đầy đủ trang phục, kiệu, thuyền rồng,.. để lễ hội được diễn ra một cách tốt đẹp nhất.
Lễ rước kiệu bay
Xem thêm: Du lịch Vân Đồn
Phần hấp dẫn nhất của lễ hội chùa Keo Hành Thiện này là cuộc đua thuyền bơi trải. Cuộc đua bao gồm 15 đội thuyền đại diện cho 15 xóm của làng Hành Thiện tham gia tranh tài
Hội đua thuyền
Khi bắt đầu cuộc đua các đội rút thăm để chọn vị trí xuất phát, sau đó theo thứ tự tiến ra sông lớn, ở đây các đội bắt đầu cuộc đua tranh khốc liệt. Những tay bơi trải là những người khỏe mạnh khéo léo được dân làng lựa chọn kỹ lưỡng để tham dự cuộc đua.
Người dân đứng kín hai bên sông đánh trống, hò hét, cổ vũ cho đội mình
Xem thêm: Du lịch biển Hải Tiến
Quãng sông các thuyền đua phải vượt qua dài khoảng 40 km, bao gồm cả sông nhánh trong làng và ngoài sông lớn. Để hoàn thành phần thi, các tay đua phải chèo thuyền trong gần 4 tiếng đồng hồ.
Một đội đua đạp têu cán đích
Xem thêm: Du lich Phu Quoc gia re
Sau khi vượt qua 40 km sông nước, các thuyền đua cán đích tại vị trí do ban tổ chức định sẵn. Một thủ tục không thể thiếu là các thuyền đua phải "đạp têu", nghĩa là mũi thuyền phải đâm trúng cây tre làm đích.
Sau cuộc đua, ai cũng muốn lấy cho mình một sợi quai chèo hoặc lá của cây tre đạp têu mang về với quan niệm nó sẽ đem lại may mắn, sức khoẻ và thuận lợi trong làm ăn cho gia đình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét