Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc đền Hồng Sơn

Đền Hồng Sơn tọa lạc trên một khu đất cao ráo ngoảnh mặt ra sông Cửa Tiền thuộc phường Hồng Sơn, Thành phố Vinh. Đền có khuôn viên rộng rãi, thoáng đãng với nhiều loại cây cảnh nên dù gần chợ Vinh nhưng đền vẫn giữ được vẻ tĩnh mịch. Đền Hồng Sơn đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá năm 1984 theo Quyết định số 114/QĐ-VH ngày 30/08/1984.


Đền Hồng Sơn có nét kiến trúc cổ kính nhưng không kém phần tráng lệ với 19 công trình gồm cả bảo tồn và xây dựng mới. Trong đó, tam quan, tạc môn, tháp, gác trống, gác chiêng và các tòa trung điện, thượng điện đã có từ thời Nguyễn. Còn những phần như: hạ điện, các lối hữu vu, tả vu, tả hiền, hữu hiền, sân giữa, bờ tường bao quanh mới được xây dựng sau này. Cách bố trí các công trình kiến trúc ở đây tuân thủ theo sự đăng đối từng cặp một và được nâng dần lên từ ngoài vào trong. Tòa nhà cao nhất là thượng điện, tạo cho đền một quần thể kiến trúc vững chãi, thâm nghiêm.



Hạ điện rộng 274m2, tuy mới được trùng tu năm 1998 nhưng nó đã lấy lại được phong cách kiến trúc của thời xưa. Trong đó, đặt các hương án bày khám thờ sơn son thiếp vàng, đính các câu đối, các bức đại tự cùng trống, chiêng, gươm, giáo bằng gỗ, là nơi thờ vọng chào rước các vị thành thần đi vào trung và thượng điện. Hạ điện cũng dành khoảng không gian cho việc hành lễ, tế lễ trong những ngày lễ trọng.

Trung điện rộng 65m2, là nơi tập trung những đặc sắc nghệ thuật về kiến trúc, các rường bẫy uốn cong có xoi lồng những búp sen cùng chim, cá sống động. Các giao điểm giữa cột và xà bẫy có chạm trổ tứ linh xen với các cành lá, hoa trái trông khá hài hòa. Đồ thờ và các bức câu đối đại tự cũng được chọn lọc, trần thiết trưng bày kỹ lưỡng hơn.


Đọc tiếp: Tour du lịch Hà Giang

Thượng điện rộng 102m2, mái cao xếp 4 tầng, các góc đều uốn cong và đắp những rồng, phượng. Ở đây, trên cao đặt tượng Ngọc hoàng Thượng Đế, kế đến là tượng và bài vị các tướng Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng, Trần Quốc Toản… Hiện nay tại đền Hồng Sơn, bên trong các miếu điện là công trình kiến trúc cổ kính, mỹ lệ, còn lưu giữ được 383 hiện vật với chất liệu quý gồm nhiều loại hình phong phú, có giá trị nghệ thuật cao, là nơi hội tụ những văn hóa tế khí hiếm có ở tỉnh Nghệ An.

Tại ngôi Đền này mỗi năm có 3 kỳ lễ lớn gồm: Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch), Giỗ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (20/8 âm lịch) và Giỗ Thánh Mẫu Liễu Hạnh (03/3 âm lịch)… Cùng với Thành cổ Vinh, Lâm viên núi Quyết, Quảng trường Hồ Chí Minh, nếu có dịp ghé qua Nghệ An, du khách hãy một lần đến Đền Hồng Sơn để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc cổ kính, một trong những quần thể di tích danh thắng của TP Vinh./.

Giá trị văn hóa độc đáo của Dinh Đụn


Dinh Đụn còn gọi là dinh bà U Linh Sạ Nữ Vương- nữ thần Chăm, nằm tại thôn Đông, xã An Vĩnh (Lý Sơn). Đây được xem là sự bảo lưu dung hòa văn hóa Chăm- Việt trong tín ngưỡng thờ nữ thần Chămpa. Dinh Đụn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của cộng đồng. Người dân nơi đây tin rằng, dinh Đụn rất thiêng và đem lại sự bình an, may mắn cho cộng đồng làng.


Đọc thêm: Tour du lịch Sapa

Dinh Đụn được xây dựng khoảng thế kỷ 17. Đây là di tích gắn liền với thời kỳ khai phá Cù Lao Ré- Lý Sơn của các dòng họ tiền hiền ở phường An Vĩnh, An Hải. Trước đây, dinh Đụn được xây dựng bằng tranh tre, nứa lá và giờ đã được xây dựng quy mô nhưng vẫn giữ được các giá trị của kiến trúc xưa.

Quần thể kiến trúc dinh Đụn bao gồm các công trình kiến trúc như nhà tiền tế, hậu tẩm và nhà bếp dùng để nấu nướng vào những dịp lễ hội. Kiến trúc dinh Đụn vốn kiểu chữ đinh nên nhà tiền tế có kết cấu gỗ còn hậu tẩm kết cấu xây tam hợp. Phía trước phần chính dinh có mái hiên tạo nên khoảng hiên tương đối thoáng, người ta dựng 4 cột xây kiểu vuông và tạo nên hai sập từ góc mái xuống nền.

Trên 4 cột trang trí 4 liễn đối chữ Hán sơn son thếp vàng. Hai bên sập của hai bên đầu góc trang trí bức họa mai trúc, đường diềm bờ mái cũng trang trí bích họa rất đẹp. Bờ mái dinh Đụn đổ khuôn, đắp nổi hình tượng tứ linh, cách thức trang trí: Ở vị trí trang trí lưỡng long uốn mình quay đầu vào nhau, hai bên là các tượng lân, quy, phụng bố trí theo quy pháp đăng đối. Nghệ thuật tạo khối và sơn vẽ trên các tứ linh được nghệ nhân thể hiện theo kỹ thuật đúc khuôn. Trên đầu hồi của hai nóc mái trang trí cá hóa long đăng đối hai bên, 4 con cá chép ở hai đầu hồi quẫy đuôi uốn mình. Mỗi đầu hồi trang trí theo mô típ song ngư chầu vào mâm ngũ quả, được tạo tác đắp nổi rất cân xứng, hài hòa. Mô típ này thể hiện ước vọng phúc lộc đời đời của dân làng.

Đọc thêm: Du lịch Mai Châu

Trên đỉnh nóc mái dinh Đụn trang trí hai rồng tạo từ khuôn theo mô típ lưỡng long tranh châu. Trên 4 góc bờ mái dinh Đụn trang trí cặp đôi rồng, phượng theo kỹ thuật tạo khuôn theo mô típ long phụng hòa minh. Nhà tiền tế có hai bộ vì kèo, bộ vì kèo chính có hai trính thượng, trính hạ. Trong đó, trính thượng đỡ một trụ đội và trính hạ đỡ hai cột trốn quá giang qua trính, liên kết với xà, cột để đỡ bộ khung mái. Liên kết giữa nhà tiền tế và hậu tẩm là bộ vì kèo cầu gồm có một trính nối qua hai cột để đỡ một cột trốn. Nối giữa nhà tiền tế và hậu tẩm là máng xối.

Hậu tẩm được giữ nguyên gốc, xây dựng bằng đá ong tạo vách, gạch thẻ tạo vòm cuốn... Hậu tẩm xây kiểu vòm cuốn, chồng cổ diêm thành hai tầng, tầng dưới là khoảng không gian thờ phụng, tầng trên là khoảng không gian trống. Hậu tẩm chồng cổ diêm thành tám mái, lợp ngói âm dương, góc mái trang trí đầu đao. Đỉnh mái trang trí hồ lô, diềm mái gắn sành sứ.


Hiện dinh Đụn đang được bảo tồn và phát huy rất tốt. Đây là một trong các điểm tham quan du khách không thể bỏ qua khi đến với Lý Sơn. Không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp, dinh Đụn còn là nơi bảo tồn cây cổ thụ hùng vĩ và đã được công nhận là Cây di sản Việt Nam. Đó là cây đa sộp gần 300 năm tuổi. Trải qua nhiều thế kỷ và đối mặt với thời tiết khắc nghiệt nhưng những cây cổ thụ trong khuôn viên dinh Đụn vẫn vươn lên xanh tốt như biểu tượng về sức sống mãnh liệt của con người trên đất đảo.

Đến nay, vào ngày 3.5 (Âm lịch) hằng năm, dân làng tập trung đông đủ để dự lễ cúng tế Bà. Việc thờ nữ thần Chăm của người Việt trên đảo Lý Sơn đã cho thấy những mảnh vỡ của văn hóa Chăm trong quá khứ vẫn còn được dung hòa trong lòng văn hóa Việt. Đó là sự bảo lưu, chuyển tiếp các hình thái tín ngưỡng và vẫn giữ được các giá trị của nó trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng.

Nét đặc biệt trong kiến trúc lăng Khải Định

Cho đến ngày nay, tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhiều công trình lăng tẩm của các vua triều Nguyễn được UNESCO công nhận là những di sản của thế giới. Đóng góp vào kho tàng mỹ thuật chung của nhân loại là các công trình lăng tẩm với nghệ thuật kiến trúc độc đáo mang nhiều phong cách khác nhau thể hiện tính cách của bậc đế vương.

Trong 13 đời vua thì chỉ có 8 vua là có lăng tẩm. Tuy nhiên, trải qua biến thiên của thời gian, hiện nay chỉ còn lại 6 lăng là Lăng Gia Long, Lăng Khải Định, Lăng Minh Mạng, Lăng Tự Đức, Lăng Đồng Khánh, Lăng Dục Đức. Trong đó lăng của Vua Khải Định hay còn gọi là Ứng Lăng được xây dựng tốn nhiều công sức và tiền của nhất, và thời gian để xây dựng cũng lâu nhất, kéo dài 11 năm trong một khu quần thể chưa đến 1 hecta (chiếm diện tích khiêm tốn so với các đời vua trước).


Đọc thêm: Tour Hà Giang

Lăng Khải Định thuộc xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm cách thành phố Huế 10km và là nơi yên nghỉ của vị hoàng đế thứ 12 của triều Nguyễn - Khải Định (1885-1925).

Bước lên ngai vàng giữa tuổi 31, Khải Ðịnh say sưa với việc xây dựng cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc như điện Kiến Trung, Cung An Ðịnh, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Ðức và đặc biệt là Ứng Lăng.

Ứng Lăng được xây dựng trên triền núi Châu Chữ, có núi Chóp Vung và Kim Sơn lần lượt nằm bên tả và hữu, có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải gọi là “thủy tụ” và “minh đường”. Lăng có hình khối chữ nhật với 127 bậc tam cấp và Cung Thiên Định là trọng tâm. Vật liệu để xây dựng lăng bao gồm sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise… được Vua Khải Định mua từ Pháp và để trang trí nội thất ông cho mua đồ sành sứ, thủy tinh màu… tận Trung Hoa và Nhật Bản để phục vụ công trình.

Kiến trúc của Lăng Khải Định không tuân theo tôn chỉ một trường phái kiến trúc nhất định nào, mà là một sự kết hợp táo bạo nhiều trường phái kiến trúc từ Ấn Độ giáo, Phật giáo, Gothique đến Roman… đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể, những cổng trụ hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Ðộ; trụ biểu dạng stoupa của nhà Phật; hàng rào như những cây Thánh giá khẳng khiu; nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể. Sự kết hợp đó thể hiện rõ nét về những ảnh hưởng mang tính chất thời cuộc đến tư tưởng của Vua Khải Định, khi nền văn hóa Đông - Tây có sự giao thoa trong thời điểm giao thời của lịch sử. Có lẽ chính vì vậy mà lăng Khải Định có cái lạ, có phần ngông nghênh, phô trương và độc đáo so với các công trình kiến trúc truyền thống của Việt Nam..


Công trình kiến trúc chính của lăng Khải Định chính là cung Thiên Định. Cung Thiên Ðịnh ở vị trí cao nhất gồm 5 phần liền nhau: hai bên là Tả, Hữu Trực Phòng dành cho lính hộ lăng; phía trước là Ðiện Khải Thành, nơi có án thờ và chân dung Khải Ðịnh; chính giữa là bửu tán, pho tượng nhà vua bằng đồng đúc với tỷ lệ 1/1 và mộ phần ở phía dưới; trong cùng là khám thờ bài vị của vua khi quá cố. Toàn bộ nội thất của ba gian giữa trong cung Thiên Ðịnh đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh. Ðó là những bộ tranh tứ quý, bát bửu, ngũ phúc, bộ khay trà, vương miện... Những vật liệu cứng, biệt lập, qua bàn tay vàng khéo léo của các nghệ nhân đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật mềm mại, sống động và vô cùng rực rỡ. Ðặc biệt chiếc bửu tán bên trên pho tượng đồng trong chính tẩm với những đường lượn mềm mại, thanh thoát khiến người xem có cảm giác nó được làm bằng nhung lụa, có thể xao động trước gió mà quên đi rằng nó đích thực là một khối bê tông cốt thép nặng gần một tấn.

Người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật trong lăng Khải Ðịnh là nghệ nhân Phan Văn Tánh, tác giả của ba bức bích họa “Cửu long ẩn vân” lớn vào bậc nhất Việt Nam. Ba tấm phù điêu này được trang trí trên trần của 3 gian nhà giữa trong cung Thiên Định. Theo đánh giá của những nhà chuyên môn thì lăng Khải Định thực sự là biểu tượng đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sứ và thủy tinh.



Với 11 năm xây dựng cùng sự đầu tư nguyên vật liệu hết sức kỹ lưỡng, Ứng Lăng được xem là một trong những công trình lăng tẩm tốn kém nhất thời đó. Tuy nhiên sự tốn kém và công phu này đã hình thành một công trình kiến trúc khá đặc sắc, mà bất cứ ai đến thăm cũng không khỏi trầm trồ.

Ở một phương diện nào đó, sự đầu tư thái quá của Vua Khải Định vào công trình lăng tẩm của ông khiến người đời chê trách, nhưng nhìn vào giá trị nghệ thuật kiến trúc, lẫn trang trí nội thất còn nằm nguyên vẹn ở từng cái cột, hàng rào, nhà bia, hay những bức khám sành sứ tinh tế, những bức phù điêu kết hợp sành sứ thủy tinh khá sắc sảo… người ta cũng phải thán phục thay, bởi chính cá tính ngạo nghễ của ông đã góp phần làm cho Ứng Lăng trở nên lạ và khá độc đáo trong lịch sử xây dựng lăng tẩm của các Vua triều Nguyễn./.

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

Khám phá làng cổ Nha Trang


Trong quá trình hình thành Khánh Hòa, trước khi Nha Trang chính thức trở thành thành phố thì miền đất này đã tồn tại hơn 300 năm. Chính vì thế mà trải qua bao nhiêu thăng trầm thời cuộc, trong lòng thành phố biển xinh đẹp này vẫn còn giữ lại một làng cổ với những gì rất riêng của một làng quê Trung Bộ.

Làng cổ nằm ở xã Vĩnh Thạnh, Nha Trang. Đây được đánh giá là vùng quê lý tưởng nằm cách Nha Trang chừng 4 cây số, có một con đường chính ôm bọc lấy làng quê là Hương lộ 45. Ưu thế thứ hai là làng quê dựa sát dòng sông Cái xinh đẹp cho khách sau khi tham gia chuyến du lịch đường sông ghé qua.



Trong khu vực làng cổ còn tồn tại rất nhiều ngôi nhà cổ theo kiến trúc miền Trung. Người dân ở đây quen gọi đó là cách xây dựng Bát căn dần (ba gian có 36 cột ). Đa phần các nhà đều xây dựng cách đây hơn 100 năm, cửa gỗ và rường cột có chạm khắc. Những nhà cổ ở Nha Trang đều còn đậm nét nhà quê với sân vườn. Cửa nhà là những tấm gỗ khá cầu kỳ.

Để thực hiện chuyến du hành làng cổ, thường du khách đi từ bến đò dưới chân Tháp Bà hay ngay bãi thuyền bên chân cầu Hà Ra. Từ đây thuyền sẽ chở khách dạo quanh sông Cái để ngắm cồn Dê, vườn dừa Ngọc Thảo, cầu gỗ Vĩnh Phương cũng như nhìn những đàn vịt bơi trên sông và thuyền bè xuôi ngược đi về. Sau đó thuyền sẽ dừng lại ở bến sông là nhà của ông Nguyễn Xuân Hải. Từ bến sông khách sẽ thưởng thức cảm giác đi bộ trong vườn quê, hoàn toàn không có sự ồn ào thường thấy của tỉnh thành. Để đi thăm nhà cổ, xe sẽ đón khách đi thăm một số ngôi nhà cũng nằm trong vòng ôm của xã Vĩnh Thạnh. Thường thì tất cả những ngôi nhà ở đây đều có vườn trước nhà với nhiều cây trái khác nhau. Nhà nằm lọt giữa vườn và thường có sân phơi trước nhà. Điểm độc đáo ở chỗ là hàng rào ngăn cách làm bằng cây hoa râm bụt hoặc cây duối. Con đường từ cổng vào nhà thường trồng hai loại cây chủ lực là hoa mai và cây cau. 


Đọc tiếp: Du lịch Cửa Lò

Sau khi đi thăm các nhà cổ, khách sẽ trở lại nhà ông Nguyễn Xuân Hải để cảm nhận được một ngôi nhà cổ gần như còn nguyên sau 200 năm xây dựng. Đây cũng là một ngôi nhà khá độc đáo nằm trong một khu vườn khá lớn với nhiều chủng loại cây ăn trái. Trong vườn nhà ông Hải, khách được mời uống trà trong những chiếc tách gỗ xinh xinh, ngồi trên bộ bàn ghế làm bằng rễ cây. Khách cũng có thể ngắm nhìn đàn gà đang dắt con đi kiếm ăn hay thăm vườn cây trong ánh nắng chen trên cành lá. Kiến trúc nhà cổ của ông Hải khá đẹp. Nơi đây còn là một “bảo tàng tư nhân với rất nhiều "đồ cổ như chén bát, tủ thờ, liễn, câu đối". Cái thú của khách còn chính là nhìn thấy cách sinh hoạt của một gia đình làng quê như nấu cơm bằng bếp "kiềng ba chân” và củi đun chính là những nhánh cây khô trong vườn. Gáo múc nước bằng gáo dừa làm trong vườn nhà. Khách cũng có thể tò mò mua vài chiếc gáo dừa hoặc bộ bình nước pha trà bằng trái dừa khô tạo nên.


Đọc tiêp: Du lịch Quan Lạn

Dạo chơi trên đường quê bằng xe ngựa là cái thú rất lạ, nếu không nói đó là một cảm giác hoàn toàn mới. Cứ hai khách leo lên một chiếc xe ngựa. Người lái xe ngựa đã có hơn 30 năm điều khiển chiếc xe “thế kỷ” sẽ đưa bạn đến thăm làng nghề dệt chiếu và làng nghề se nhang.

Sự hấp dẫn của chuyến đi dạo làng cổ Nha Trang chính là sự ẩn hiện đến lạ kỳ của một miền quê với "hàng cau phía trước, bụi chuối phía sau”, còn là bắt gặp cổng làng chơ vơ trên con đường mòn băng qua những bờ ruộng theo cách nhà văn Lỗ Tấn nói "Người ta đi mãi mà thành đó thôi".

Vẻ đẹp huyền bí của bãi biển Thiên Cầm



Nếu bạn đi nghỉ mát, tắm biển vào mùa hè hãy dừng chân ở bãi biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) bởi nơi đây không đơn thuần mang một vẻ đẹp hoang sơ, môi trường trong lành yên tĩnh và hứa hẹn nhiều điều tuyệt vời cho một kỳ nghỉ mà nó còn gắn với nhiều câu chuyện lịch sử hấp dẫn.

Bãi biển Thiên Cầm như một hình cánh cung trải dài gần 3 km bắt đầu từ núi Thiên Cầm đến núi Đầu Voi, cùng với Cùm Nậy (núi lớn) và Cùm Con (núi bé) tạo nên những phím đàn trời án ngự dòng suối Kỳ La, để dòng suối trong vắt này uốn lượn rồi đổ ra biển.


Đọc tiếp: Du lịch Vân Đồn

Thiên Cầm ấn tượng với du khách ngay từ cái tên gọi đầu tiên. Thiên Cầm có nghĩa là đàn trời, tương truyền do Hùng Vương khi đi đến đây nghe trên trời có tiếng nhạc nên đặt như vậy nhưng truyện khác kể rằng, Hồ Quý Ly khi trốn chạy qua đến đây thì bị bắt nên có tên là Thiên Cầm (Trời bắt).

Đến Thiên Cầm du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của biển cả của núi non hùng vĩ. Nước biển trong xanh, mát dịu. Những làn sóng nhỏ cuốn tất cả mọi thứ ra xa rồi để lộ những bãi cát trắng trải dài, mịn màng như một dải lụa.



Chỉ có ở Thiên Cầm du khách mới có thể nghe những âm thanh tuyệt diệu của tiếng gió biển, của tiếng sóng vỗ, của tiếng lá reo dọi vào vách núi tạo thành những bản nhạc du dương đưa du khách tới một miền diệu kỳ với những giây phút thoải mái, nhẹ nhõm vô cùng. Ở đây, ta như được thưởng thức bản nhạc của gió, của sóng biển.

Phía xa xa là những hòn đảo nhỏ, xinh xắn và kỳ bí, sau những giây phút thoải mái ở Thiên Cầm du khách có thể ra đó chơi bằng thuyền máy và thả hồn giữa trời nước mênh mông hay là đắm mình trong những làn nước trong xanh trên bãi tắm nhỏ.

Du khách có thể ra đảo Bớc - nơi có một bãi đá tuyệt đẹp quay ra biển, sóng dội trắng tinh. Phía quay vào bờ là bãi tắm lý tưởng lăn tăn gợn sóng, êm đềm, nhẹ nhàng đến dịu êm.


Đọc tiếp: Du lich Phu Quoc gia re

Rời đảo Bớc, thuyền sẽ đưa du khách ghé vào bãi tắm Tiên dưới chân núi Tượng. Bãi tắm chồng chất các hang đá và bãi cát đan xen, có khe nước vừa mặn, vừa ngọt phân chia ranh giới tùy theo thủy triều vào, ra. Rải rác theo bờ đá, là những người thợ bẫy chim cu kỳ, lặn tôm hùm, bắt nhím biển.

Án ngữ biển Thiên Cầm là núi Thiên Cầm. Núi không cao nhưng tạo thành một danh thắng sơn thuỷ hữu tình. Cách chân núi không xa là chùa Yên Lạc cổ kính vẫn còn giữ một báu vật nổi tiếng đó là : “Thập điện diêm vương”.

Không những được ngắm cảnh, tắm mát, đi chơi mà du kháhc còn được thưởng thức các món ăn đặc sản nơi đây cũng như: chim Cu Kỳ, tôm hùm, mực ống, nước mắm Nhượng...

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

Chùa Thành điểm du lịch hấp dẫn của xứ Lạng


Du khách lên Lạng Sơn đều mong muốn đến viếng thăm một trong những "Trấn doanh bát cảnh", (tám cảnh đẹp kỳ thú của Xứ Lạng đã đi vào thi ca): động Tam Thanh, Nàng Tô Thị, Nhị Thanh, chợ Kỳ Lừa, chùa Tiên, Chùa Thành...

Chùa Thành (ảnh) là ngôi chùa cổ bề thế ở Lạng Sơn. Chùa do nhân dân quanh vùng lập nên vào thế kỷ XV (thời hậu Lê), còn được gọi là Diên Khánh tự, (có nghĩa là tích thiện để có nhiều phúc cho đời sau). Chùa nằm ven bờ nam sông Kỳ Cùng thơ mộng, chảy qua giữa lòng thành phố Lạng Sơn. Ðối diện với bờ bắc là Ðền Kỳ Cùng, đều đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia.



Chùa Thành là một công trình có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật và quy mô nhất trong số đền, chùa ở Lạng Sơn. Chùa kiến trúc theo kiểu "nội công - ngoại quốc", gồm đủ: tam quan - tiền tế - hậu cung - nhà Tổ - cung Mẫu... Loại di vật quý trong Chùa hiện còn lưu giữ là nhiều tấm bia đá.

Có văn bia ghi rằng: "Chùa Diên Khánh gần ngay phố chợ mà nhìn xa là một dải sơn hà, quả là danh thắng dồi dào phúc đức của bẩy châu vậy. Xưa thương khách tấp nập, của cải đầy ắp nên mới xây Chùa này, chuyên thờ Quan Thánh Ðế quân... Số là do cầu đảo linh thiêng nên sư trụ trì đã tô thêm tượng và trở thành ngôi chùa thờ Phật. Trước mặt là đền Kỳ Cùng, chùa Tam Giáo xa xa bên kia sông. Du chơi, vãn cảnh thích thú biết chừng nào". Chùa cũng lưu giữ được nhiều hiện vật cổ quý khác như các hệ thống tượng Pháp, câu đối, hoành phi... có giá trị cao về nghệ thuật tạo hình. Ðặc biệt có quả chuông lớn do nhân dân địa phương đúc và cung tiến vào năm 1697, nặng 600 kg, bằng đồng pha gang.


Chung quanh chùa Thành xưa kia còn có một số đền, miếu, có cột đồng trụ, nhà công quán. Tài liệu xưa cho biết: Công quán là nơi để đón tiếp các đoàn sứ bộ của các triều đại qua lại bang giao giữa hai nước. Trước khi vượt sông Kỳ Cùng, các sứ thần hai bên đều vào tế lễ ở đền Kỳ Cùng, rồi vượt sông sang nhà công quán nghỉ ngơi, làm các thủ tục vào triều...

Còn cột đồng trụ dựng trước nhà công quán là biểu tượng của cửa ải. Nhưng đáng tiếc, những dấu tích của cột đồng trụ, nhà công quán đã không còn. Vào cuối triều Lê, chùa này bị phá hủy. Ðến triều đại Quang Trung, chùa Thành mới được xây dựng lại vào năm 1796 và từ đó đến nay, chùa đã năm lần tu sửa, tôn tạo.


Gần đây nhất là từ năm 2004, do có sự công đức của các tăng ni phật tử trong cả nước, chùa Thành một lần nữa được trùng tu, tôn tạo mới gần như hoàn toàn, với tổng kinh phí lên tới hơn 11 tỷ đồng. Trong đó đúc mới quả chuông nặng 2.100 kg và 40 pho tượng. Vì vậy chùa Thành có một kỷ lục do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập: "Ngôi Chùa có hệ thống tượng thờ bằng đồng nguyên khối nhiều nhất Việt Nam".

Chùa Thành thu hút rất đông khách du lịch trong nam, ngoài bắc và khách nước ngoài đến thăm, bái lễ, tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc, cầu mong sự thịnh vượng và bình yên ở vùng đất biên cương.

Vẻ đẹp tạo hóa ban tặng cho hồ Ao Châu


Hồ Ao Châu 99 lạch nước, thơ mộng đến huyền ảo, danh thắng hiếm lạ trên vùng cao huyện Hạ Hòa, Phú Thọ, có sức thu hút ngày càng đông du khách, nhất là vào mùa hè oi nóng.

Ao Châu mênh mông như một vụng biển lạc vào miền cao giữa bốn bề núi biếc, với gương nước 280 ha điểm xuyết 20 hòn đảo và bán đảo như chuỗi ngọc xanh mướt rừng già, tạo thành 99 lạch nước thông nhau như thể một bàn cờ Tiên tạo hóa vẽ bằng nước biếc.

Giữa các lạch nước quanh co uốn lượn, lại rải rác cơ man là đảo nhỏ, khiến cảnh trí càng đa dạng. Trên con thuyền nhẹ trôi êm giữa trời mây non nước, khách ngợp mình trong hơi gió mát, cảm thấy tâm hồn như trải ra man mác với gương hồ, an tĩnh và thư thái như hơi gió nhẹ.



Giữa mênh mang thiên nhiên, con thuyền như chiếc lá, sắc nước ngời như gương, lấp lóa bóng mây bóng núi, có cảm giác lạc vào xứ mê cung kỳ ảo của miền cổ tích sâu thăm thẳm.

Cổ tích vô cùng giàu có trên Ðất Tổ thì gợi nghĩ suy, liên tưởng đến vô cùng. Này đây, chín mươi chín mạch nước hồ - biển Ao Châu của miền đất có đền Mẫu Âu Cơ. Xa xanh kia là bóng Núi Hùng với 99 đồi núi tượng hình đàn voi chầu về Ðền Tổ. Thiên nhiên xứ sở được tạo hình như là theo lẽ huyền vi cân bằng vĩnh cửu, để trường tồn và sinh sôi vạn thuở, cho tâm tính cư dân nghìn đời ưa chuộng thanh bình, hòa ái, sánh vai mà cùng nhau phát triển. 

Thiên nhiên ban tặng những hòn ngọc quý cảnh quan mỹ lệ, như Ao Châu, mà giờ đây dân cả nước và khách nước ngoài tìm đến để thư thái tâm hồn, làm giàu xúc cảm sau hành trình chiêm bái Ðền và Lăng Tổ, không quên ngược lên vùng cao thắp hương đền Mẫu Âu Cơ.



Chính quyền và nhân dân địa phương đón khách bằng việc điểm tô cảnh trí và sắp đặt các dịch vụ, khởi đầu còn đơn sơ, nhưng chan hòa, mến khách. Những mái ngói miếu đền, những dáng nhà tám mái ẩn khuất dưới tán rừng già, rừng thứ sinh, rừng cọ mới trồng trên các đảo mời gọi du khách ghé thuyền lên thưởng ngoạn. Và những vườn vải chín đỏ thoạt nhìn đã nghe vị ngọt lan tỏa nơi chót lưỡi...

Dân trên đảo mừng rỡ đón khách tận chân mép nước, tiếp đãi chân tình, người già thì kể thêm huyền thoại, cổ tích riêng từng đảo, như cả một kho tàng bí ẩn bao đời dành sẵn cho ngày nay làm quà cho du khách...

Ðấy là Ao Châu của hôm nay, thiên nhiên đã có sức sống hồi sinh, xanh trong trở lại, bằng nỗ lực không mệt mỏi của chính quyền và nhân dân sở tại, sửa chữa sai lầm của cuộc mưu sinh hồ đồ và phát triển thiển cận trên cả một vùng. Bây giờ đã xóa đi dấu vết nhức nhối của nạn phá rừng xóa sạch cả thảm thực vật ven hồ, làm lắng đọng phù sa khiến hồ giảm hẳn độ sâu; của nạn đánh bắt tôm cá ồ ạt, gần như hủy diệt các giống ba ba nước ngọt; của ô nhiễm nước hồ bởi thuốc trừ sâu, phân hóa học từ những đồi bãi ven hồ và từ đồng ruộng các nơi ở đầu nguồn, nhất là từ nhà máy giấy... làm bẩn nước hồ và gây hại các loài thủy tộc...



Gần đây, danh thắng Ao Châu được địa phương nhận thức hết tầm ảnh hưởng của nó đối với đời sống kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái - tiềm năng du lịch, Dự án "Bảo vệ đa dạng sinh học đầm Ao Châu, dựa vào cộng đồng" đã huy động được sức dân tham gia khôi phục và bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, sau năm năm đổ mồ hôi công sức, Ao Châu đã có thể thu hút trở lại khách thăm.

Và nhiều tuyến đường vào sâu trong lòng hồ đang mở, bến thuyền đón khách cũng đã mở ở khu 6 xã Ấm Hạ, xe du lịch đã có thể đưa khách thăm các đồi vải; cầu Hạ Hòa nối liền quốc lộ 32C và quốc lộ 70 đã được khởi công xây dựng, để sớm nối liền hành trình du ngoạn Ðền Mẫu Âu Cơ - Ao Giời Suối Tiên - hồ Ngòi Vần với Ao Châu.

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Kỳ nghỉ tuyệt vời tại Perhentian


Tới đảo Perhentian Malaysia du khách sẽ vừa có những hành trình khám phá thế giới sinh vật dưới nước đầy màu sắc vừa có cơ hội khám phá cuộc sống của những loài động thực vật tại những khu rừng rậm nhiệt đới vô cùng thú vị. Cùng GSV Travel khám phá và trải nghiệm.

Đảo Perhentian - một trong những điểm đến du lịch Kuala Terenggaru, được coi là thiên đường biển cả Malaysia với những khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp cùng những hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn. Hòn đảo này rất phù hợp cho hình thức du lịch tiết kiệm với những khu lưu trú giá rẻ và vừa túi tiền với hầu hết những khách du lịch.



Perhentian gồm 2 đảo chính là Perhentian Besar (đảo Perhentian lớn) và Perhentian Kecil (đảo Perhentian nhỏ). Hai hòn đảo này được bao quanh là những dải đá ngầm và san hô đầy màu sắc bao quanh. Đảo Perhentian nhỏ được rất nhiều khách du lịch Malaysia ưa thích vì nơi đây có nhiều những khu nhà nghỉ giá rẻ những khá tiện nghi, cùng với đó là phong cảnh đẹp rất phù hợp cho những du khách muốn khám phá thiên nhiên.

Lặn biển Perhentian và ngắm những rặng san hô sặc sỡ là một trải nghiệm vô cùng lý thú.
Còn đối với những ai có khả năng tài chính cao hơn một chút thì có thể chọn đảo Perhentian lớn là điểm nghỉ chân và khám phá. Nơi đây có những khu nghỉ dưỡng cao cấp, tiện nghi với mức giá chênh lệch so với những khu du lịch trên đảo Perhentian nhỏ.

Đến với 2 hòn đảo Perhentian Malaysia, các bạn có thể hòa mình vào làn nước biển trong xanh văn vắt hay phơi mình trên những bãi biển cát trắng và tận hưởng ánh nắng ấm áp của vùng biển nhiệt đới. Đặc biệt, các bạn còn được khám phá thế giới những loài sinh vật biển khi lặn xuống ngắm nhìn những rặng san hô sặc sỡ cùng với những đàn cá đủ màu sắc và kích thước tại đây. Nếu may mắn, các bạn còn có thể bắt gặp những chú rùa biển hoặc cá mập khá hiền lành (trừ khi bị khiêu khích).

Trên đất liền của 2 đảo Perhentian này, khách đi tour Malaysia còn được khám phá cuộc sống của những loài động thực vật rừng nhiệt đới trong chuyến hành trình vào những khu rừng rậm. Các bạn sẽ choáng ngợp trước thảm thực vật phong phú, những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi hay những loài động vật độc đáo và quý hiếm trên đảo. 

Nếu may mắn bạn có thể bắt gặp loài rùa biển Perhentian khá lớn và độc đáo.

Xem thêm: Du lịch Cửa Lò

Ngoài ra, ẩm thực cũng là một trong những điểm thu hút du khách tới tham quan đảo Perhentian. Với nguồn nguyên liệu đa dạng từ những thực vật và động vật nhiệt đới, món ăn tại đây khá phong phú, ngon miệng, đẹp mắt. Tuy được chế biến bởi những đầu bếp chuyên nghiệp và có tay nghề cao song du khách hoàn toàn hài lòng về giá cả của những món ăn này.

Hãy khám phá ngay hòn đảo Perhentian Malaysia xinh đẹp trongtour du lịch Malaysia từ Hà Nội của chúng tôi, chắc chắn các bạn sẽ có những khoảnh khắc thú vị và những kỷ niệm không thể nào quên.

Cẩm nang du lịch Malaysia

Diện tích: 329.847km²
Dân số: 30 triệu người.
Vị trí địa lý: Đông Nam Á, khí hậu nhiệt đới xích đạo.
Các điểm đến nổi tiếng: Tháp đôi Malaysia, vườn quốc gia Kinabalu, đảo Timan, cố đô Malacca, vườn quốc gia Taman Negara...

Du lịch Malaysia đang nổi lên trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Với những điểm đến du lịch Malaysia hấp dẫn, những lễ hội độc đáo, đa sắc màu cùng những món ẩm thực phong phú, chắc chắn nơi đây sẽ là một điểm dừng chân thú vị trong hành trình khám phá những miền đất mới của các bạn.


Xem thêm: Du lich Cua Lo

Đặc điểm của đất nước Malaysia là sự giao lưu, hòa hợp của nhiều nền văn hóa khác nhau. Chính điều này tạo nên một Malaysia rất khác biệt nhưng lại gần gũi với du khách.

Những điểm đến du lịch ở Malaysia.

Du lịch Kuala Lumpur: Đây là thủ đô của quốc gia này với những trung tâm thương mại sầm uất - nơi chuyên bán những sản phẩm thời trang cao cấp, những món ăn độc đáo và hấp dẫn, những công trình kiến trúc đồ sộ trong đó có tòa tháp đôi Petronas 88 tầng từng là tòa nhà cao nhất Thế giới, là biểu tượng tự hào của đất nước Malaysia. Đây cũng là địa điểm đầu tiên mà rất nhiều khách du lịch Malaysialựa chọn để bắt đầu hành trình khám phá đất nước này.

Du lịch Kota Kinabalu: Khách đi du lịch Malaysia khi đến với Kota Kinabalu không những có thể tắm biển tại những bãi biển cát trắng và ngập nắng mà còn có thể khám phá những khu rừng rậm nhiệt đới với hệ động thực vất phong phú, đa dạng và quý hiếm. Đặc biệt, khi đến đây, các bạn còn có thể có cơ hội chinh phục đỉnh núi Kinabalu - nóc nhà của Đông Nam Á.

Du lịch Kota Kinabalu có rất nhiều dịch vụ hấp dẫn du khách.

Du lịch Johor Bahru: Chắc chắn khi đặt chân tới địa danh này, kháchdu lịch Malaysia sẽ phải thốt lên cảm thán bởi những cảnh đẹp thiên nhiên cũng như những công trình kiến trúc độc đáo. Đặc biệt, nơi đây còn là một địa điểm lý tưởng cho những ai yêu thích hoa lan.

Ngôn ngữ và văn hóa Malaysia

Là một đất nước đa dạng về sắc tộc: người Hoa, người Ấn, người Mã, người châu Âu (Anh) nên văn hóa nơi đây là sự tổng hợp những tinh hoa và nét đặc trưng của các nền văn hóa này. Du lịch Malaysia, các bạn hoàn toàn có thể bắt gặp những đền thờ của người Hồi giáo, những khu chùa của người Hoa, hay những nhà thờ đạo thiên chúa ngay cùng một thành phố hay thậm chí cùng một con phố.

Malaysia là một đất nước đa sắc tộc và văn hóa.

Cũng với lý do là nơi có nhiều cộng đồng người có nguồn gốc từ các quốc gia khác nên ngôn ngữ tại Malaysia cũng rất đa dạng. Chính vì đặc tính ngôn ngữ như vậy, việc đi du lịch Malaysia cũng khá thuận tiện cho du khách đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Đối với khách du lịch đến từ Việt Nam, các bạn có thể sử dụng tiếng Anh bởi ngôn ngữ này cũng khá phổ biến tại đây.

Tiền tệ ở Malaysia


Đơn vị tiền tệ chính của Malaysia là đồng Ringit và tồn tại dưới 2 hình thức là tiền giấy và tiền xu. Theo tỷ giá hiện tại thì 1USD tương đương với 3.5 Ringit và 1 Ringit tương đương 4.000VNĐ.Tiền xu Malaysia có những mệnh giá là 1, 5, 10, 20 và 50 cent và tiền giấy có những mệnh giá 1, 5, 10, 20, và 100 Ringit (RM). Khi đi du lịch Malaysia, các bạn có thể đổi tiền thành tiền của Malaysia để dễ thanh toán và chi tiêu. Các địa điểm có thể đổi như các ngân hàng lớn hoặc tại các sân bay cũng có những điểm đổi tiền cho du khách.

Tại một số cửa hàng cũng chấp nhận cách thanh toán bằng các loại thẻ tín dụng như American Express, Barclays, Visa, Diners và Mastercard.

Hộ chiếu và visa đi Malaysia

Khi đi du lịch Malaysia, nếu khách du lịch từ Việt Nam có hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng thì được miễn thị thực nhập cảnh vào Malaysia trong vòng 30 ngày. 

Du khách tại các quốc gia từ Đông Nam Á được Malaysia miễn Visa và chỉ cần hộ chiếu.

Xem thêm: Du lich Sam Son

Ngoài các quốc gia từ khu vực Đông Nam Á tới du lịch Malaysia, mới đây là Trung quốc được Malaysia được miễn thị thực nhập cảnh, Malaysia cũng yêu cầu thị thực của các du khách đến từ một số các quốc gia châu Phi, một số quốc gia Tây Á...nhằm hạn chế những du khách có những mục đích khác du lịch khi đến đây.

Cẩm nang du lịch Thái Lan

Diện tích: 513.000 km2
Dân số: 67 triệu người
Điểm đến nổi tiếng: Ayutthaya, Pattaya, Bangkok, Phuket, Krabi, Chiang Mai, và Ko Samui
Dân tộc: Thái, Gốc Hoa, Mã Lai, Môn, Khmer và các bộ tộc khác.

Du lịch Thái Lan được coi như là một "thiên đường" du lịch ở Đông Nam Á. Nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi trong khu vực, lại có đường biên giới với nhiều quốc gia như Campuchia, Lào, Myanmar v.v.v...

Nền văn hóa Thái Lan đã phát triển từ rất sớm và có sự ảnh hưởng nhiều nét độc đáo của các dân tộc láng giềng tạo nên một Thái Lan với những bản sắc văn hóa rất gần với các nước Campuchia, Lào, Myanmar. Đạo Phật là biểu tượng của đất nước Thái Lan nên ở Thái Lan có rất nhiều chùa chiền.



Ngoài ra thiên nhiên cũng ưu đãi cho đất nước Thái lan có những phong cảnh tuyệt đẹp làm say lòng biết bao du khách khi đi tour du lịch Thái Lan, Thái Lan cũng đầu tư rất nhiều công trình để phục vụ cho nghành du lịch. Do đó ngành du lịch Thái Lan đã đóng góp một phần không nhỏ cho nền kinh tế của đất nước chùa chiền này.

Các điểm du lịch nổi bật ở Thái Lan

Du lịch Bangkok một trong số các thành phố quốc tế ở Châu Á, được Quốc Vương thứ nhất của vương triều Chakri lập làm thủ đô vào năm 1782. Bangkok là kho báu quốc gia và là trung tâm về các mặt tinh thần, văn hoá, chính trị, thương mại, giáo dục và ngoại giao của Thái Lan.

Du lịch Bangkok Thái Lan

Du lịch Phuket thành phố nằm cách Bangkok 867 km về phía nam, Phuket là hòn đảo lớn nhất của Thái Lan, có hình dạng giống như một viên ngọc được nối liền với đất liền bằng con đường có bờ biển dài cùng những bãi biển cát trắng và những vịnh nhỏ yên tĩnh, đắm mình trong làn nước xanh biếc của biển Andaman và ẩn mình trong những ngọn đồi xanh, những rặng dừa và các đồn điền cao su.

Du lịch Phuket Thái Lan

Du lịch Chiang Mai miền đất du lịch cách Bangkok khoảng 700 km, Chiang Mai là thành phố lớn ở miền Bắc Thái Lan và là thủ phủ của tỉnh cùng tên. Tỉnh Chiang Mai trải dài trên 20.000 km2, là nơi tập hợp một số danh lam thắng cảnh đẹp nhất trên toàn vương quốc này. Bao quanh thành phố là những triền đồi và ngọn núi thoai thoải từ phía Bắc xuống phía Nam.

Du Lịch Chiang Mai Thái Lan

Du lịch Chiang Rai miền đất hứa du lịch nằm ở phía Bắc của đất nước Thái Lan, cách thành phố du lịch Chiang Mai xinh đẹp 180 km. Nằm khá gần với Myanmar và Lào, đây là địa điểm cho những ai thích khám phá những điều bí ẩn ở khu vực Tam giác vàng huyền thoại này. Ngoài Tam giác vàng du lịch Chiang Rai du khách sẽ có cơ hội tham quan những ngôi chùa tháp ấn tượng nổi tiếng đó là đền Wat Phra That Doi Tung, nằm trên đỉnh núi Doi Tung, ngọn núi cao nhất tỉnh Chiang Rai với độ cao 2.000 mét, nằm gần biên giới Myanmar.

Đền Wat Phra That Doi ChomThon Chiang Rai

Du lịch Pattaya thành phố biển đẹp xinh đẹp của Thái Lan, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế tới đây. Được mệnh danh là “thành phố ma quỷ” bởi hầu như Pattaya chỉ hoạt động về đêm. Bình thường buổi sáng Pattaya khá yên ắng, thành phố phập phồng chìm trong giấc ngủ, thế nhưng khi ánh đèn đường vừa ửng sáng, cả thành phố mới bừng tình giấc. Pattaya còn thu hút khách du lịch Thái Lan bởi không chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên mà cả những Sex Show hoành tráng cuốn hút khách du lịch.

Du lịch thành phố biển Pattaya


Đôi nét về ngôn ngữ & văn hóa của Thái Lan

Tiếng Thái là ngôn ngữ chính thức của Thái Lan và là tiếng mẹ đẻ của người Thái, dân tộc chiếm đa số ở Thái Lan. Tuy nhiên tiếng Thái khá khó hiểu với du khách, bù lại du khách có thể sử dụng tiếng Anh, đặc biệt ở Bangkok, tiếng Anh gần như là ngôn ngữ thương mại chính. Hầu hết nhân viên các khách sạn, cửa hàng và nhà hàng đều có thể sử dụng tiếng Anh hay một vài thứ tiếng Châu Âu và các bản chỉ đường bằng hai thứ tiếng Thái và Anh đều có ở khắp nơi trên toàn quốc.

Văn hóa Thái Lan được xem là nét đẹp tạo nên sức hấp dẫn cho du lịch Thái Lan. Ở Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn minh Khmer và các tư tưởng Phật giáo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác. Người Thái là những người tôn sùng Phật Giáo. Chỉ có một số ít người theo các dòng đạo khác như Hồi giáo Hindu, Sikh và Thiên chúa, họ chủ yếu sinh sống ở bốn tỉnh miền nam.

Tiền tệ ở Thái Lan

Đơn vị tiền tệ của Thái là Baht, 1 dollar Mỹ tương đương với khoảng 30 baht Thái. Tiền giấy Thái có mệnh giá lần lượt là 1,000 baht, 500 baht, 100 baht, 50 baht, 20 baht, và tiền đồng là 10 baht, 5 baht, 1 baht và và tiền xu là 50 Satang, 25 Satang. Tại các khách sạn, nhà hàng và một số cửa hiệu chấp nhận cho du khách thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế.

Tiền Thái Lan

Du khách được phép mang vào Thái Lan các loại hàng miễn thuế gồm 200 điếu thuốc lá và một lít rượu vang hay rượu mạnh. Các loại vũ khí, ma tuý, sách báo khiêu dâm đều bị cấm tuyệt đối. Lưu ý khi đem theo lượng tiền mặt trên 10,000 Baht sẽ phải khai báo khi nhập cảnh, và mỗi người không được phép mang lượng tiền mặt trên 50,000 Baht ra khỏi Thái. Các loại đồ cổ và tượng Phật là hàng thật cần có giấy phép xuất.

Khi hậu Thái Lan

Thái Lan có khí hậu nhiệt đới gió mùa và có 4 mùa rõ rệt: Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 2, mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, mùa mát từ tháng 11 đến tháng 12. Trong đó mưa nhiều nhất (90%) xảy ra vào mùa mưa. Nhiệt độ trung bình của thời tiết Thái Lan cao hơn Việt Nam, nhiệt độ thường từ 32 độ C vào tháng 12 và lên tới 35 độ C vào tháng 4 hàng năm


Thời điểm lí tưởng nhất để đến thăm Thái Lan là từ tháng 11 đến tháng 2 vì trong suốt những tháng này hầu như không có mưa và tiết trời không quá nóng. Đây cũng là thời điểm hay diễn ra nhiều hoạt động lễ hội đặc sắc. Nếu du khách muốn tìm hiểu và tham dự lễ hội ở Thái Lan, nên đi du lịch vào tháng 4 để được hòa mình vào không khí tưng bừng nhộn nhịp của lễ té nước Songkran, lễ hội lớn nhất trong năm diễn ra vào 13-15/4 để đón chào năm mới. Nếu muốn thực hiện một chuyến du ngoạn ở các tỉnh miền núi phía Bắc, du khách có thề đi vào tháng 3 – 5, hoặc tháng 6 – 7, mùa này nhiệt độ trên núi khá ôn hòa và dễ chịu. Còn đối với khu vực miền Trung và Đông bắc Thái Lan, thời điểm này sẽ không thích hợp cho chuyến đi vì thời tiết sẽ rất nóng có thể lên tới 40oC.

Hộ chiếu & Visa đi Thái Lan

Tất cả du khách đến Thái Lan cần có visa còn giá trị nhưng đa số quốc tịch không cần visa trong thời gian lưu trú tối đa 30 ngày áp dụng cho trường hợp đi du lịch Thái Lan bằng đường hàng không. Nếu đi bằng đường bộ, du khách chỉ có thể ở lại Thái Lan trong khoảng thời gian không quá 15 ngày.



Tuy nhiên bạn đi tour du lịch Thái Lan mà thi không cần Visa song nếu bạn muốn ở Thái trong một thời gian dài phải cần có visa du lịch được các văn phòng lãnh sự Thái ở nước ngoài cấp có giá trị lưu trú 60 ngày, loại visa này phải được sử dụng trong giới hạn ba tháng từ ngày cấp và có thể gia hạn.
Với những thông tin tổng quát về du lịch Thái Lan mà Du lịch Việt Nam cung cấp trên đây, chúng tôi hi vọng các bạn sẽ có một số kiến thức cơ bản trước khi bắt đầu một chuyến đi du lịch Thái Lan thú vị và đầy ý nghĩa.

Cẩm nang du lịch Bangkok


Du lịch Bangkok Thái Lan trong những năm trở lại đây luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều du khách trên thế giới đến với thành phố sôi động bậc nhất Đông Nam Á.

Thông tin chung về Bangkok

Diện tích: 1.568,7 km²
Dân số: 6.355.144 người (năm 2000)
Địa điểm thăm quan: Đường Khaosan Bangkok, Khu phố người Hoa (China Town), Khu Đền Wat Arun, Cung điện hoàng gia Thái Lan (Grand Palace), Central World, Điện Grand Palace…

Du lịch Bangkok thành phố mệnh danh là thiên đường du lịch trên thế giới. Du lịch Bangkok không chỉ hấp dẫn du khách bằng những ngôi chùa vàng, nét cong cong về đuôi mái với biểu tượng chim công đặc trưng, hay cung điện Hoàng gia uy nghi xa hoa với các tháp được…

Các điểm du lịch nổi bật ở Bangkok

Đường Khaosan Bangkok là một con đường nhỏ nằm cách soongn Chao Phraya khoảng 1 dãy phố. Khaosan Bankgok dịch ra là “nhà máy gạo”, tên gọi này nhắc người Thái nhớ đến ngôi chợ gạo sầm uất một thời trên con đường này. Đường Khaosan ngày nay trở thành điểm du lịch Bangkok thu hút du khách khi đến với Bangkok. Nơi đây tập trung nhiều khách sạn, quán bar,cửa hàng ăn uống, quầy lưu niệm, quán café và nhiều địa điểm vui chơi sầm uất tại thủ đô Bankok.

Đường Khao San ở Bangkok

Xem thêm: Tour Đà Nẵng Hội An

Khu phố người Hoa Phố nằm trên đường Yaowarat thuộc quận Samphanthawong và một phần đường Charoen Rung rộng lớn nằm ở trung tâm thủ đô Bangkok Thái Lan. Phố người Hoa là khu vực có đông người Hoa sinh sống nhất ở Bangkok Thái Lan. Tại đây có rất nhiều đường phố nhỏ với đầy đủ các cửa hàng và nhà cung cấp đa dạng về hàng hóa. Yaowarat còn là con đường cũng rất nổi tiếng với nhiều loại thức ăn ngon, và trở thành con đường ăn uống vào ban đêm. Đi du lịch Bangkok Thái Lan đến khu phố này du khách không chỉ được khám phá những nét văn háo độc đáo của người Hoa mà còn có cơ hội thưởng thức những món ăn ngon vô cùng hấp dẫn tại địa danh du lịch Thái Lan nổi tiếng này.

Phố người Hoa ở Bangkok

Khu Đền Wat Arun nằm cạnh bờ sông Chao Phraya hiền hòa, đền Wat Arun là một trong những điểm du lịch ở Bangkok lâu đời nhất và đẹp nhất tại Thái Lan Hình dáng của đền rất giống với núi Meru. Theo Phật giáo, núi Meru là trung tâm của vũ trụ. Xế chiều là thời gian tốt nhất để nhìn ngắm vẻ đẹp của đền.

Khu Đền Wat Arun

Cung điện hoàng gia Thái Lan là cung điện nằm trong khu vực Hoàng Cung tại trung tâm Bangkok Thái Lan. Du lịch Bangkok tham quan cung điện du khách sẽ choáng ngợp trước một cung điện nguy nga lộng lẫy với diện tích lên tới 1,5 km2 , được xây dựng bởi quốc vương Bhumibol Adulyadej (Rama IX) với lối kiến trúc cổ kính vô cùng đặc biệt và được xem là điểm du lịch hấp dẫn tại thủ đô Bangkok.

Cung điện hoàng gia Thái Lan
Trung tâm mua sắm Central World từ lâu Bangkok Thái Lan được mệnh danh là ‘thiên đường mua sắm’ ở khu vực Đông Nam Á. Central World là một trong những trung tâm mua sắm phức hợp thú vị dành cho trải nghiệm tại Bangkok. Hàng năm Central World thu hút một lượng lớn du khách đi du lịch Bangkok đến tham quan mua sắm tại đây. Nơi đây có tất cả mọi thứ từ những thương hiệu quần áo, thời trang cá tính, các tiện ích công nghệ cao, cửa hàng sách và nội thất thiết kế cho đến những mặt hàng nhập khẩu, các sản phẩm ngân hàng, thẩm mỹ viện, nhà hàng cho những người sành ăn, thậm chí có cả sân trượt băng. Với rất nhiều lựa chọn để bạn khám phá, bạn sẽ bỏ cả nửa ngày ở đây mà không nhận ra.

Central World

Văn hóa lễ hội ở Bangkok

Bangkok thành phố hiện đại nhưng vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa riêng mang đậm bản sắc truyền thống với các lễ hội ở Bangkok Thái Lan được tổ chức hàng năm vô cùng độc đáo đã lôi cuốn, thu hút sự quan tâm của hàng triệu du khách trên toàn thế giới. Một số lễ hội lớn như: lễ hội Songkran mừng năm mới, lễ hội Khao Phansa của người Phật giáo, lễ hội ăn chay… Các lễ hội lớn ở Bangkok Thái Lan thường diễn ra vào dịp tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Do đó khi đi du lịch Bangkok vào thời điểm này du khách sẽ được tham gia khá nhiều lễ hội đặc sắc tại thành phố du lịch này.

Kiểu chào Wai truyền thống

Văn hóa người Bangkok mang nhiều sắc màu văn hóa khác nhau, nơi đây được xem là thành phố pha trộn nhiều nền văn hóa đặc sắc của người Thái, người Hoa, Khmer… bạn sẽ tìm thấy sự khác biệt một cách dễ dàng trong văn hóa giữa người Bankok với những người dân ở những thành phố khác của Thái Lan. Sự khác nhau ấy thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực văn hóa giao tiếp đặc biệt là lời chào để thể hiện sự tôn kính với người đối diện. Đây là một nét văn hóa đặc trưng ở Bangkok Thái Lan.

Giao thông ở Bangkok

Giao thông ở thủ đô Bangkok thường hay diễn ra tình trạng kẹt xe do đó khi đi du lịch Bangkok bạn nên lựa một chiếc xe riêng nhỏ gọn để có thể dễ dàng di chuyển trong thành phố. Ở đây có khá nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thuê xe với giá tốt, tạo điều kiện tốt nhất cho chuyến tour đi du lịch Bangkok Thái Lan của du khách.


Ẩm thực Bangkok

Ẩm thực ở Bangkok là kết quả của sự pha trộn hài hòa giữa các vị cay, chua, mặn, ngọt và đắng. Nếu có cơ hội được 1 lần đặt chân đến thủ đô Bangkok của đất nước Chùa Vàng, một lời khuyên vô cùng bổ ích dành cho bạn là đừng nên bỏ qua những món ngon ăn vô cùng hấp dẫn như: Pad Thai, Tom Yum,Lẩu Thái…

Điểm mua sắm ở Bangkok

Thực sự không quá lời khi nói Bangkok là thiên đường mua sắm với vô vàn các cửa hiệu và trung tâm thương mại lớn nhỏ trong khắp thành phố. Mua sắm ở Bangkok là một hoạt động vô cùng thú vị khiđi du lịch Bangkok. Khi mua sắm ở BangKok, bạn có thể đến các trung tâm thương mại với những hoạt động giải trí tiện nghi kèm theo như rạp chiếu phim, nhà hàng, quán ăn hoặc tại các khu chợ, nơi bạn có thể thoải mái trả giá những món hàng.

Với những thông tin tổng quát về du lịch Bangkok Thái Lan mà Du lịch Việt Nam cung cấp trên đây, chúng tôi hi vọng các bạn sẽ có một số kiến thức cơ bản trước khi bắt đầu một chuyến đi du lịch BangkokThái Lan thú vị và đầy ý nghĩa.

Canh sườn heo - tinh hoa ẩm thực Singapore


Singapore nổi tiếng với các món ăn phong phú và đa dạng như cua sốt ớt, cơm gà Hải Nam... tuy nhiên món canh sườn heo ít người biết tới lại có hương vị vô cùng hấp dẫn thực khách thưởng thức món ăn lần đầu. 

Nguồn gốc của món canh sườn heo

Canh sườn heo (Bak Kut Teh) là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Vào thế kỷ 19 những người công nhân người Hoa đến Singapore đã mang theo món ăn này. Chính vì hương vị thơm ngon, hấp dẫn mà món ăn này ngày càng trở nên phổ biến, trở thành món ăn được yêu thích ở Singapore. 


Nguyên liệu làm món canh sườn heo

Món ăn hấp dẫn này được làm từ sườn heo, thảo mộc và gia vị. Với mùi thơm đặc trưng của các gia vị như đinh hương, quế, hồi thể hiện ảnh hưởng văn hoá đa dạng của Singapore. Món canh sườn heo được những người công nhân nấu ăn có tác dụng cung cấp thêm năng lượng thì ngày nay nó đã trở thành món ăn được yêu thích không chỉ với người dân Singapore mà còn với cả khách du lịch quốc tế. 

Món canh sườn heo bổ dưỡng hấp dẫn khách du lịch 


Món canh sườn heo là món ăn bổ dưỡng tốt cho sức khoẻ, là món điểm tâm sáng. Nếu du khách không thích ăn canh với thảo mộc có thể lựa chọn kiểu chế biến với nước canh trong và hạt tiêu. Một bát Bak Kut Tek với sườn heo, rau xanh và tàu hũ tạo nên một món ăn ngon, bổ, rẻ hấp dẫn khách du lịch Singapore. 

Địa chỉ thưởng thức món canh sườn heo ở Singapore

Bạn có thể tìm thấy một số nhà hàng bak kut teh nổi tiếng trên đường Balestier (Founder Bak Kut Teh, số 347 đường Balestier), đường Rangoon Road (Ng Ah Sio Pork Ribs Eating House, số 8 đường Rangoon) và đường Joo Chiat (Sin Heng Bak Koot Teh, số 439 đường Joo Chiat) và phục vụ cả ngày. Bạn có thể ăn với cơm hoặc bún và phổ biến nhất là ăn với you tiao (giò cháo quẩy).


Món bak kut teh phổ biến ở Singapore đến nỗi ngày nay đây là hương vị cho các loại mì ăn liền và thậm chí có cả một bộ nguyên liệu nấu ăn tự chế biến với gói súp làm sẵn. Đây là một món quà ẩm thực lý tưởng từ Singapore.

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Không khí trang nghiêm của lễ hội khai ấn đền Trần


Lễ hội khai ấn Đền Trần diễn ra từ ngày 11 đến 16 tháng Giêng âm lịch hàng năm với tâm điểm là lễ khai ấn vào đêm 14 tháng Giêng.


Đi du lịch Nam Định vào mùa du lịch lễ hội du khách sẽ có cơ hội tham dự lễ khai ấn Đền Trần diễn ra vào đêm ngày 14 rạng sáng ngày 15 tháng Giêng tại khu di tích Đền Trần, phường Lộc Vượng, Tp. Nam Định. Lễ khai ấn là một tập tục từ thế kỷ XIII của triều đại nhà Trần thực hiện nghi lễ tế tiên tổ. Ngày nay hàng năm cứ vào đêm ngày 14 rạng sáng ngày 15, tại đền Cố Trạch các bô lão tề tựu đông đủ để lễ đức Thánh Trần, sau đó tham dự buổi lễ khai ấn đầu năm.


Lễ khai ấn được thực hiện trang nghiêm lúc 23 giờ 15 phút tại nội cung đền Thiên Trường theo đúng nghi thức truyền thống. Sau khi nhà đền dâng sớ khai ấn, 14 cụ cao niên và đại diện một số ban, ngành được mời vào nội cung chứng kiến nghi lễ và đóng dấu khai ấn 10 cánh ấn bằng giấy màu vàng. Trưởng từ Đền Trần sẽ chịu trách nhiệm cất giữ những lá ấn này để dâng lên các đình, chùa thuộc phường Lộc Vượng (đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, đền Trùng Hoa, chùa Tháp, Văn chỉ Hiền Đàn, đình Tức Mặc, đình Kênh, đình Bái, đình Vĩnh Trường) và lưu tại hòm đựng ấn nhà đền. Việc phát ấn cho du khách được tổ chức trong 6 ngày, từ ngày 15 đến 20 tháng Giêng. 

Nghi thức khai ấn diễn ra trong không khí trang nghiêm


Sau lễ khai ấn tại quần thể di tích Đền Trần du khách sẽ được tham dự các hoạt động hội truyền thống như múa lân, múa rồng, múa sư tử, hát chèo, chầu văn, thi đấu cờ người, đấu vật, biểu diễn võ thuật bên ngoài cổng Ngũ Môn.

Tất cả các nghi lễ tại di tích đền Trần từ lâu đã lưu giữ được các phong tục cổ truyền của dân tộc phần nào tái hiện được một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc đồng thời thể hiện nét văn hóa truyền thống mà người dân Nam Định vẫn còn gìn giữ và phát huy cho đến ngày nay.

Không khí nô nức của lễ hội Đền Trần

Lễ hội đền Trần được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm tại Nam Định nhằm tri ân công đức của 14 vị vua Trần.

Thời gian: Từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch.
Địa điểm: Tại khu di tích Đền Trần ở phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. 


Đi du lịch Nam Định về với khu di tích Đền Trần vào mùa du lịch lễ hội du khách sẽ được chiêm ngưỡng quần thể kiến trúc độc đáo của Nhà Trần, đồng thời được hòa mình vào không khí nô nức củaLễ hội Đền Trần. Những năm chẵn hội mở to hơn năm lẻ. Song không đợi đến chính hội, khách thập phương đã nô nức về trẩy hội đền Trần. Hành hương về cội nguồn ai cũng mong muốn điều tốt lành, thịnh vượng. Trước sân đền phấp phới lá cờ đại - lá cờ truyền thống với năm màu rực rỡ biểu trưng cho ngũ hành, hình vuông biểu tượng cho đất (âm), rìa tua hình lưỡi liềm biểu tượng trời (dương). Chính giữa cờ hội thêu chữ "Trần" bằng chữ Hán do hai chữ "Đông" và "A" ghép lại thể hiện hào khí Đông A.

Lễ khai mạc hội Đền Trần

Xem thêm: Du lich Cua Lo

Lễ hội được cử hành trang nghiêm. Nghi lễ được diễn ra với các lễ rước từ các đình, đền xung quanh về dâng hương, tế tự ở đền Thượng thờ 14 vị vua Trần. Lễ dâng hương có 14 cô gái đồng trinh, đội 14 mâm hoa đi vào đền trong tiếng nhạc lễ dâng lên 14 ngai vua. Nghi lễ này là hồi ảnh của cung cách triều đình phong kiến xa xưa.

Nghi thức rước kiệu

Xem thêm: Du lich Sam Son

Theo kinh nghiệm du lịch Nam Định đến với Lễ hội Đền Trần du khách còn được tham gia nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá phong phú, độc đáo như chọi gà, diễn võ năm thế hệ, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều, hát văn, múa bài bông. Chính những nét sinh hoạt văn hoá độc đáo này đã tạo cho hội Đền Trần sức hấp dẫn và cuốn hút du khách thập phương.

Lễ hội Đền Trần là một trong những lễ hội truyền thống lớn đặc trưng của văn hóa - lễ hội Nam Định. Đó còn niềm tự hào của mỗi người dân Nam Định khi nhớ về cội nguồn dòng giống của các bậc đế vương và của dân tộc Việt Nam.

Náo nhiệt lễ hội Phủ Dày

Hàng năm, cứ đến tháng 3 âm lịch, nhân dân xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định lại nô nức mở hội Phủ Dày để tưởng nhớ tới ân đức của Mẫu.

Thời gian: Từ mùng 3 đến ngày mùng 8 tháng 3 âm lịch
Địa điểm: Tại Phủ Dày thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

Đi du lịch Nam Định tham quan Phủ Dày du khách sẽ được khám phá một quần thể kiến trúc tín ngưỡng truyền thống đầy tính nghệ thuật, mỹ thuật của người Việt tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Trong 21 công trình kiến trúc của quần thể Phủ Dầy có bộ ba kiến trúc liên quan chặt chẽ tới mẫu Liễu Hạnh là phủ Tiên Hương (phủ chính), phủ Vân Cát và lăng Chúa Liễu.

Quần thể kiến trúc Phủ Dày


Lễ hội Phủ Dầy là lễ hội tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh - một bậc "Mẫu nghi Thiên hạ" - vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu và là một vị Thánh trong Tứ bất tử của Việt Nam. Thánh Mẫu Liễu Hạnh được phụng thờ ở nhiều nơi như Phủ Dầy, Phủ Tây Hồ, Phủ Sòng và rất nhiều các phủ, đền khác nhưng Lễ hội Phủ Dầy là lễ hội lớn nhất, quy mô nhất.

Nghi thức quan trọng nhất trong hội Phủ Dày là nghi lễ rước Thánh Mẫu từ phủ chính (Tiên Hương) lên chùa Gôi vào ngày 6/3. Đám rước Thánh Mẫu kéo dài gần 1km, rất trang trọng có nhạc trống linh đình. Đi đầu là hoà thượng cùng 2 vị sư niệm kinh phật vừa lần tràng hạt, tiếp theo là 4 kiệu Mẫu, phu kiệu mặc đồng phục, đầu quấn khăn, chân quấn xà cạp, có dây thắt ngang lưng. Kiệu Mẫu Đệ Nhất phủ khăn màu đỏ, Mẫu Đệ Nhị màu xanh, Mẫu Đệ Tam màu trắng thì phu kiệu cũng mặc theo màu như vậy nên trông rất trang nghiêm và đẹp mắt.

Nghi lễ rước Thánh Mẫu


Sau đó đến đội ngũ quan chức, già làng nhân dân với tư thế nghiêm chỉnh. Trong đám rước đan xen với kiệu còn có đội hình vác nghi trượng, đội hình con nhang đệ tử, thanh đồng mặc khăn áo chầu với đủ màu sắc đủ hình thức theo các giá hầu bóng…Theo sau là các đội đeo mặt nạ, phường bát âm, múa roi…Đặc biệt là có hội múa rồng bay với độ dài hàng trăm mét… khiến cho lễ hội thật sôi động náo nhiệt nhưng không kém phần oai nghiêm.

Hội Phủ Dầy còn có “Hội Kéo Chữ” còn gọi là Hội Hoa Trượng diễn ra vào các ngày 7,8,9 tháng ba thật đẹp mắt và khác biệt so với các hội khác. Đây là nét độc đáo của lễ hội. Mỗi lần xếp chữ cần khoảng 100 phu cờ, mặc đồng phục, chít khăn đỏ, áo vàng, thắt lưng xanh, quần trắng, xà cạp đỏ. Mỗi người cầm cây gậy dài khoảng 2 mét. Người điều khiển gọi là tổng cờ. Vào cuộc chủ lễ xin Mẫu "ra chữ" sau đó theo nhịp trống chiêng rộn rã xếp thành những dòng chữ nho đầy ý nghĩa.

Hội thi kéo chữ đặc sắc


Hòa trong không khí sinh hoạt văn hóa dân gian, du khách còn được xem rước thỉnh kinh, rước kiệu bát cống long đình, xem múa rồng hội trên núi tiên vương... Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức những điệu Chầu văn tha thiết. Về với Hội Phủ Dày, du khách như được trở về với cội nguồn dân tộc, được hòa mình vào những nét văn hóa truyền thống từ lâu vẫn được gìn giữ và lưu truyền tại nơi đây.

Sôi động hội đua thuyền chùa Keo Hành Thiện


Hội chùa Keo diễn ra vào ngày 15 tháng 9 âm lịch tại làng Hành Thiện, Nam Định với phần đua thuyền sôi động luôn thu hút du khách du lịch.

Đến du lịch Nam Định vào mùa du lịch lễ hội luôn rộn ràng và thu hút khách du lịch thập phương với rất nhiều lễ hội mang ý nghĩa tâm linh diễn ra tại các ngôi đền chùa trong tỉnh. Cùng Du Lịch Việt Nam ghé về làng Hành Thiện xã Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định tìm hiểu nét đặc trưng trong hoạt động văn hóa lễ hội ở Nam Định nói chung và lễ hội chùa Keo Hành Thiện nói riêng để biết thêm về văn hóa nơi đây.

Hàng năm cứ vào ngày 15 tháng 9 âm lịch, dân làng Hành Thiện xã Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định lại tổ chức lễ hội chùa Keo Hành Thiện để suy tôn Đức Phật và thiền sư Không Lộ một người vừa giỏi chữa bệnh vừa giỏi thơ văn, là ông tổ khai sinh ra nghề đúc đồng, đồng thời là nhà kiến trúc tài ba có công phò vua giúp nước.

Lễ hội chùa Keo được khai mạc bằng phần rước kiệu bay qua chùa Keo Hành Thiện. Để chuẩn bị cho lễ hội nhất là phần rước kiệu dân làng phải lên kế hoạch lịch trình cho đám rước từ trước, tập duyệt trước nhiều ngày và chuẩn bị đầy đủ trang phục, kiệu, thuyền rồng,.. để lễ hội được diễn ra một cách tốt đẹp nhất.

Lễ rước kiệu bay


Phần hấp dẫn nhất của lễ hội chùa Keo Hành Thiện này là cuộc đua thuyền bơi trải. Cuộc đua bao gồm 15 đội thuyền đại diện cho 15 xóm của làng Hành Thiện tham gia tranh tài

Hội đua thuyền

Khi bắt đầu cuộc đua các đội rút thăm để chọn vị trí xuất phát, sau đó theo thứ tự tiến ra sông lớn, ở đây các đội bắt đầu cuộc đua tranh khốc liệt. Những tay bơi trải là những người khỏe mạnh khéo léo được dân làng lựa chọn kỹ lưỡng để tham dự cuộc đua.

Người dân đứng kín hai bên sông đánh trống, hò hét, cổ vũ cho đội mình


Quãng sông các thuyền đua phải vượt qua dài khoảng 40 km, bao gồm cả sông nhánh trong làng và ngoài sông lớn. Để hoàn thành phần thi, các tay đua phải chèo thuyền trong gần 4 tiếng đồng hồ.

Một đội đua đạp têu cán đích


Sau khi vượt qua 40 km sông nước, các thuyền đua cán đích tại vị trí do ban tổ chức định sẵn. Một thủ tục không thể thiếu là các thuyền đua phải "đạp têu", nghĩa là mũi thuyền phải đâm trúng cây tre làm đích. 

Sau cuộc đua, ai cũng muốn lấy cho mình một sợi quai chèo hoặc lá của cây tre đạp têu mang về với quan niệm nó sẽ đem lại may mắn, sức khoẻ và thuận lợi trong làm ăn cho gia đình.

Khám phá quần thể di tích lịch sử Quốc gia đình Ken


Nằm trong quần thể di tích lịch sử đền Quốc gia Bảo Hà của tỉnh Lào Cai, Đền Ken (Chiêng Ken, Văn Bàn, Lào Cai) nổi tiếng bởi vẻ tôn nghiêm, cổ kính với những chứng tích còn nguyên giá trị.

Đền Ken toạ lạc trên đỉnh đồi Pù Đình, cao hơn 180m, giữa lòng thôn Ken với khu đất rộng trên 10.000m2. Theo ký ức từ những vị cao niên, do lợi thế về điểm cao, lại có tầm quan sát rộng, nên thời thuộc Pháp, các quan binh thực dân đã chọn nơi này là điểm "chốt giữ" cả 4 thôn: Ken, Chiềng, thôn Bô, thôn Bẻ xung quanh bán kính 4 km. Tuy nhiên, bọn chúng không giữ đồn được lâu trước phong trào đấu tranh và sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của quân Cách mạng (thời đó gọi là Việt Minh), bọn thực dân đã phải rút chạy, trả lại cuộc sống bình yên cho nhân dân địa phương. Từ đó, tính linh thiêng của ngôi đền càng được nhân dân tôn thờ, bởi địch chốt giữ nơi này càng đánh càng thua.



Theo tích xưa, Đền Ken thờ ông Nguyễn Hoàng Long và các vị tướng lĩnh dòng họ Nguyễn đã có công đánh đuổi giặc và khai khẩn lập làng xã tại châu Văn Bàn. Nhân dân trong vùng nhớ tới công lao của ông và các tướng lĩnh dòng họ Nguyễn đã tôn thờ, lập đền thờ tại nơi đây. Do Đền được đặt trên ngọn đồi cao nhất làng nên còn được nhân dân gọi là đình Ken. Qua thời gian với những biến cố thăng trầm của lịch sử và các cuộc chiến tranh đã khiến Đền Ken bị tàn phá nhiều lần, có lúc tưởng chừng như không còn dấu tích. Năm 2006 đền chính thức được tôn tạo xây dựng lại khang trang và được UBND tỉnh Lào Cai công nhận là di tích lịch sử văn hóa.


Ngày nay đường lên Đền đã được nhân dân địa phương mở mang. Các phương tiện giao thông hiện đại như ô tô, xe máy vào được tận nơi, rất thuận lợi cho du khách đến thăm viếng. Với sự linh thiêng huyền bí được người dân truyền miệng và cảnh trí đẹp Đền Kenngày càng được nhiều người biết đến và thu hút ngày càng nhiều khách thập phương đến viếng, lễ bái. Hàng năm cứ vào ngày 7 tháng 01 âm lịch, tỉnh Lào Cai tổ chức tế Lễ Đền Ken để tưởng nhớ đến công lao của ông Nguyễn Hoàng Long và các chư vị.



Ngôi đền tĩnh lặng trầm mặc, nằm khiêm nhường dưới tán những cây lim cổ thụ lá xanh quanh năm, thoáng mát về mùa hè, tịnh mịch ấm áp vào mùa đông là nơi linh thiêng, dưỡng tâm của du khách. Ngoài giá trị tâm linh, ngôi đền còn thể hiện lòng thành kính biết ơn những bậc khai sáng đất nước, anh hùng dân tộc một cách trân trọng. 

Đến với đình Ken, du khách không chỉ cúng lễ, cầu an lành của tín đồ phật tử thập phương trong hành trình tâm linh của mình, mà còn sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo linh thiêng cùng người dân địa phương và du khách bốn phương khác.