Du khách lên Lạng Sơn đều mong muốn đến viếng thăm một trong những "Trấn doanh bát cảnh", (tám cảnh đẹp kỳ thú của Xứ Lạng đã đi vào thi ca): động Tam Thanh, Nàng Tô Thị, Nhị Thanh, chợ Kỳ Lừa, chùa Tiên, Chùa Thành...
Chùa Thành (ảnh) là ngôi chùa cổ bề thế ở Lạng Sơn. Chùa do nhân dân quanh vùng lập nên vào thế kỷ XV (thời hậu Lê), còn được gọi là Diên Khánh tự, (có nghĩa là tích thiện để có nhiều phúc cho đời sau). Chùa nằm ven bờ nam sông Kỳ Cùng thơ mộng, chảy qua giữa lòng thành phố Lạng Sơn. Ðối diện với bờ bắc là Ðền Kỳ Cùng, đều đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia.
Đọc thêm: Tour Đà Nẵng Hội An
Chùa Thành là một công trình có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật và quy mô nhất trong số đền, chùa ở Lạng Sơn. Chùa kiến trúc theo kiểu "nội công - ngoại quốc", gồm đủ: tam quan - tiền tế - hậu cung - nhà Tổ - cung Mẫu... Loại di vật quý trong Chùa hiện còn lưu giữ là nhiều tấm bia đá.
Có văn bia ghi rằng: "Chùa Diên Khánh gần ngay phố chợ mà nhìn xa là một dải sơn hà, quả là danh thắng dồi dào phúc đức của bẩy châu vậy. Xưa thương khách tấp nập, của cải đầy ắp nên mới xây Chùa này, chuyên thờ Quan Thánh Ðế quân... Số là do cầu đảo linh thiêng nên sư trụ trì đã tô thêm tượng và trở thành ngôi chùa thờ Phật. Trước mặt là đền Kỳ Cùng, chùa Tam Giáo xa xa bên kia sông. Du chơi, vãn cảnh thích thú biết chừng nào". Chùa cũng lưu giữ được nhiều hiện vật cổ quý khác như các hệ thống tượng Pháp, câu đối, hoành phi... có giá trị cao về nghệ thuật tạo hình. Ðặc biệt có quả chuông lớn do nhân dân địa phương đúc và cung tiến vào năm 1697, nặng 600 kg, bằng đồng pha gang.
Đọc thêm: Tour du lịch Cát Bà
Chung quanh chùa Thành xưa kia còn có một số đền, miếu, có cột đồng trụ, nhà công quán. Tài liệu xưa cho biết: Công quán là nơi để đón tiếp các đoàn sứ bộ của các triều đại qua lại bang giao giữa hai nước. Trước khi vượt sông Kỳ Cùng, các sứ thần hai bên đều vào tế lễ ở đền Kỳ Cùng, rồi vượt sông sang nhà công quán nghỉ ngơi, làm các thủ tục vào triều...
Còn cột đồng trụ dựng trước nhà công quán là biểu tượng của cửa ải. Nhưng đáng tiếc, những dấu tích của cột đồng trụ, nhà công quán đã không còn. Vào cuối triều Lê, chùa này bị phá hủy. Ðến triều đại Quang Trung, chùa Thành mới được xây dựng lại vào năm 1796 và từ đó đến nay, chùa đã năm lần tu sửa, tôn tạo.
Đọc thêm: Du lịch Sầm Sơn Thanh Hóa
Gần đây nhất là từ năm 2004, do có sự công đức của các tăng ni phật tử trong cả nước, chùa Thành một lần nữa được trùng tu, tôn tạo mới gần như hoàn toàn, với tổng kinh phí lên tới hơn 11 tỷ đồng. Trong đó đúc mới quả chuông nặng 2.100 kg và 40 pho tượng. Vì vậy chùa Thành có một kỷ lục do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập: "Ngôi Chùa có hệ thống tượng thờ bằng đồng nguyên khối nhiều nhất Việt Nam".
Chùa Thành thu hút rất đông khách du lịch trong nam, ngoài bắc và khách nước ngoài đến thăm, bái lễ, tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc, cầu mong sự thịnh vượng và bình yên ở vùng đất biên cương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét