Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Khám phá kiến trúc độc đáo của Lam Kinh


Nằm cách Hà Nội 150 km, kinh thành thứ hai của nhà Hậu Lê nằm giữa một vùng cây cối xanh tươi, rộng lớn gồm miếu, lăng và một hành cung của vua chúa.

Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh rộng 200 ha (nằm trên địa phận huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá) là nơi người anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. Sau khi chiến thắng, năm 1428, Lê Lợi lấy niên hiệu Lê Thái Tổ, chọn nơi đây làm kinh thành thứ 2 có tên gọi Lam Kinh, hay Tây Kinh. Đây là nơi phát tích của dòng họ đế vương đã có công bình Ngô giữ nước. Ít ở nơi nào lại có hai vua như Thọ Xuân, Thanh Hóa. Trước là vua Lê Hoàn (thời Tiền Lê) và sau đó là Lê Lợi (thời Hậu Lê).

Do những biến cố của lịch sử và thời gian, nhiều lăng tẩm, di tích tại Lam Kinh bị hư hại hoàn toàn. Những năm gần đây, UBND tỉnh Thanh Hóa bắt đầu xây dựng lại khu di tích dựa trên những nền móng sau một thời gian khai quật, khảo cổ. Vào thành điện Lam Kinh, du khách du lịch Thanh Hóa đi qua cầu Bạch mà xưa kia có tên gọi là cầu Tiên Loan Kiều được làm theo kiểu dáng thượng gia hạ kiều (trên nhà, dưới cầu) bắc trên sông Ngọc.

Giếng ngọc được dựng lên tại lối vào khu chính điện. Trước kia dưới giếng còn thả sen để giữ cho nước mát trong những ngày hè nóng nực.

Con đường xanh mát với cây cối xum xuê dẫn vào cổng Ngọ môn.

Từ cổng Ngọ môn, du khách du lich Sam Son thấy sân rồng rộng gần 4.000 m2. Bên phải là cây đa thị đã cóhàng trăm năm, vươn mình tỏa bóng mát.

Nối giữa sân rồng và chính điện là thềm rồng, gồm 9 bậc với hai đôi rồng đá đặc trưng của rồng thời Lê. Phía sau điện Lam Kinh, Thái miếu chạy theo hình vòng cung ôm lấy khu chính điện.

Khu nhà Thái miếu và chính điện đồ sộ nhìn từ trên cao. Các công trình kiến trúc khác là nhà tả vu và hữu vu hai bên sân rồng. Phía đông chính điện là khu ở của quan và quân lính khi xưa trông coi khu kinh thành. Hiện nay các khu di tích này vẫ được phục dựng dựa trên những nền móng có từ thời hậu Lê.

Theo các nhà sử học, vương triều Lê có hai thái miếu, ở Thăng Long và ở Lam Kinh. Lam Kinh là thái miếu gốc, nên hàng năm các vua Lê đều phải hành hương về tế lễ và bái yết tổ tiên.

Những họa tiết hoa văn được chạm khắc lại theo đúng nguyên bản. Đây là biểu tượng cho sự đồ sộ và phát triển thịnh vượng, có chiều sâu của Lam Kinh cách đây gần 600 năm.


Cách quần thể thái miếu, chính điện 50 m là lăng vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng. Vĩnh Lăng được chọn đặt trên một thế đất rất đẹp, phía trước có minh đường rộng rãi và tiền án là núi Chúa, phía sau có gối tựa là núi Dầu, hai bên tả, hữu có hai dãy núi tạo thế hổ phục long chầu. Trước lăng có hai hàng tượng quan hầu và tượng các linh vật (gồm bốn cặp ngựa, nghê, tê giác, cọp) tạc bằng đá để trấn trạch. Giữa hai hàng tượng chầu vào là một lối đi rộng hơn hai mét gọi là thần đạo.

Ở đây có bia Vĩnh Lăng, một trong những tấm bia lớn nhất cả nước, được công nhận là bảo vật quốc gia. Bia mô tả ngắn gọn, cô đọng gia tộc, thân thế, sự nghiệp công lao của vua Lê Thái Tổ do Nguyễn Trãi biên soạn.

Nhà bia được dựng lại năm 1961. Nền nhà có hình gần vuông mỗi cạnh là 8,80 m. Nhà có 4 mái cong lợp ngói mũi hài, dưới được đỡ bằng 16 cột, mỗi góc 4 cột. Trong sách Mỹ thuật thời Lê, các nhà nghiên cứu nhận định: “Nghệ thuật điêu khắc thời Lê tinh tế, mềm mại, nhưng chắc khỏe trong nghệ thuật và hình thái biểu hiện. Các hoa văn được biểu hiện trên tác phẩm điêu khắc uyển chuyển, hài hòa mà bia Vĩnh Lăng là một trong những điển hình trọn vẹn nhất”.

Khuôn viên rộng lớn rợp bóng cây xanh của Lam Kinh, Thanh Hóa. Từ Hà Nội, du khách du lich Cua Lo đi dọc đường Hồ Chí Minh, đến địa phận huyện Thọ Xuân, rẽ trái qua cầu Lam Kinh bắc qua sông Chu là đã về với Lam Kinh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét