Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Bào ngư - món ăn đầy dinh dưỡng của Quan Lạn

Bào ngư là một loại hải sản quý giá được lưu truyền từ xa xưa đến nay. Trong lịch sử phong kiến, chỉ có vua chúa mới được thưởng thức món ăn này, ngày nay nó được du khách du lịch Quan Lạn lưu truyền rỗng rãi bởi các giá trị nó mang lại. Ở Quan Lạn Quảng Ninh có rất nhiều nhà hàng chế bến bào ngư chuyên nghiệp và rất ngon.

Hình ảnh con bào ngư

Ở Quan Lạn Quảng Ninh có rất nhiều bào ngư to. Bào ngư là một loại ốc biển còn có tên là ốc khổng, cửu khổng hay thạch quyết minh do có hình dạng giống cái tai. Bào ngư có vỏ tầng thân phát triển lấn tầng xoắn ốc, khiến toàn thân bào ngư giống như một khối dẹt. Từ mép vỏ đến gần miệng có khoảng 7-9 cái gờ, chúng xoắn lại và tạo thành những cái lỗ (lý do tên gọi ốc cửu khổng) để duy trì hô hấp và sự thoát nước từ mang. Người ta dùng thịt bào ngư để làm ra các món ăn ngon, còn vỏ của nó được dùng làm thuốc chữa bệnh. Vỏ bào ngư bên ngoài màu tím , màu nâu, có chỗ màu xanh. Bên trong lớp vỏ sần sùi là lớp xà cừ óng ánh rất đẹp. Chân bào ngư rộng, có cơ bám chắc vào đá đáy biển, giúp cho nó có thể sống được ở các vùng nước chảy mạnh.
Lớp xà cừ bên trong bào ngư

Bào ngư có rất nhiều giá trị về dinh dưỡng, đặc biệt theo đông y thì đây là món ăn giúp tăng cường sinh lực cho nam giới. Ngoài ra nó còn có thể trị ho và là thực phẩm nhiều vi chất giúp sáng mắt.

Các nhà hàng khách sạn Quan lạn thường chế biến bào ngư cho du khách tour Đà Nẵng Hội An  theo các cách sau:
+ Bào ngư hầm hạt sen thịt nạc: Bào ngư ngâm rửa chà lớp rêu bám trên thịt, sau đó thái lát vừa ăn, hạt sen bỏ vỏ, bỏ tâm, thịt lợn thái lát. Cho bào ngư cùng thịt lợn và hạt sen vào nồi, đổ nước vừa phải rồi thêm gia vị và hầm nhừ trong khoảng 1 đến 2 tiếng. Ăn món này phải ăn nóng mới cảm nhận hết vị ngon ngọt của bào ngư.
+ Canh bào ngư: Bào ngư làm sạch như trên, cho vào nồi nước sôi thêm gia vị vào, hầm thật nhừ, khi nhừ rồi thêm ít hành cho thơm rồi tắt bếp là dùng được.
Canh bào ngư

+ Súp bào ngư củ cải cà rốt: bào ngư, củ cải, cà rốt, thêm tôm nõn hoặc thịt nạc nấu giống các món súp thông thường. Tuy nhiên đối với bào ngư phải hầm lâu hơn.
súp bào ngư

...Nói tóm lại,có rất hiều cách chế biến bào ngư, tuy theo khẩu vị của mỗi người có những sáng tạo khác nhau. Chỉ cần nấu ngon và đảm bảo giá trị dinh dưỡng là du khách tour Phú Quốc 3 ngày 2 đêm đều yêu thích.

Du lịch Quan Lạn phải ít nhất 1 lần thưởng thức hải sâm

Hải Sâm Quan Lạn là món ăn được xếp vào hàng ẩm thực “cao lương mĩ vị” phải thử ít nhất một lần khi tới du lịch tại Quan Lan.

Hải Sâm Quan Lạn

Hải Sâm Quan Lạn còn có tên gọi khác là dưa chuột biển hay đỉa biển. Đây là một loại động vật biển thuộc lớp Holothuroidea, hải sâm có thân hình dài, có xương nằm ngay dưới da, bên ngoài lớp da còn có lông, sống sâu trong lòng biển.

Khi đến du lịch Quan Lạn Quảng Ninh, du khách tour Phú Quốc 3 ngày 2 đêm thường bắt gặp hải sâm xuất hiện nhiều tại vùng biển Minh Châu. Đối với người dân nơi đây thì hải sâm là thức ăn quý giá, được cho là “cao lương mĩ vị” của Quan Lạn vì tác dụng chữa bệnh của nó.
Món ngon Quan Lạn - Hải Sâm

Theo Đông y hải sâm có vị mặn, tính ấm có tác dụng dưỡng huyết, nhuận táo, bổ âm, bổ thận, ích tinh. Người ta thường dùng hải sâm để chữa các chứng bệnh như hư nhược, tinh huyết hao tổn, tiểu tiện nhiều lần, táo bón và hỗ trợ điều trị suy thận. Đặc biệt, hải sâm còn có khả năng phòng chống khối u, chống chứng máu loãng, giảm đường huyết và mỡ máu. Ngoài ra, hải sâm còn có tác dụng chống lão hóa, tăng cường hoạt động của thần kinh, chống mệt mỏi cơ bắp, bổ sung chất tạo máu, tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện khả năng hấp thu ôxy…

Hải sâm giàu axit amin, hàm lượng lên đến 86,5%; trong đó arginine chiếm 11,9%. Ariginine là thành phần chính để tổng hợp collagen, có tác dụng thúc đẩy tế bào tái sinh, hồi phục tổn thương cơ bắp, tiêu trừ mệt mỏi, hồi phục thể lực. Chúng được coi là đặc sản tại các nước Đông Á hàng nghìn năm qua.
Hải Sâm - vị thuốc tuyệt hảo

Hải sâm còn là loài đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái biển. Như "những người lao công cần mẫn", chúng là loài chuyên ăn xác chết của động vật dưới biển, giúp thiết lập cân bằng vi sinh môi trường đáy biển, phục hồi hệ sinh thái san hô.

Nếu được đi du lịch Quan Lạn thì ngoài việc tận hưởng những bãi tắm trong xanh, mát mẻ thoát khỏi cái nóng bức ôi ả của thành thị, thì các du khách tour Hà Nội Đà Nẵng không thể bỏ lỡ món đặc sản hải sâm – tuyệt tác từ thiên nhiên mà chỉ có thể thưởng thức tại Quan Lạn.

Sá sùng đặc sản đậm chất miền biển Quan Lạn

Khi đến Quan Lạn ấn tượng đầu tiên của du khách đối với hòn đảo như mơ này chính là cảnh quan thật tươi đẹp và cuộc sống của người dân với nghề đi biển thật bình dị. Trong đó, nghề bắt sá sùng đã trở nên nổi tiếng và quyến rũ bước chân lữ khách, và vì du lịch Quan Lạn khá dễ dàng nên đây được xem là một trong những điểm trọng yếu trong tour du lịch Quảng Ninh mà nhiều du khách lựa chọn.

Đến Quan Lạn "săn" đặc sản sá sùng

Một loài đặc sản hy hữu và khá đắt đỏ là sá sùng, chỉ có ở đảo Quan Lạn – Minh Châu (Vân Đồn, Quảng Ninh). Sá sùng hay còn gọi là giun biển, loài này thường sống trong bãi cát có nước triều lên xuống, khi nước triều xuống, người dân địa phương ra đào. Người đào sái sùng đòi hỏi có kinh nghiệm, có kỹ thuật, động tác điệu nghệ như người nghệ sỹ múa trên cát. Sái sùng đào được đem xào với tỏi tươi ăn rất ngon, một món ăn dân dã đặc sắc mà người dân vùng biển Hạ Long gọi là mồi xào.
Đặc sản sá sùng - Quan Lạn

Để có được món đặc sản này, người dân trên đảo Quan Lạn mà phần lớn là những người phụ nữ phải vất vả mới có được. Tại sao chỉ có phụ nữ? Đó là vì những người đàn ông trên đảo đã đi đánh bắt cá ngoài khơi xa hoặc làm công việc lặn biển bắt ốc. Trên đảo Quan Lạn chỉ có 2 bãi biển có thể săn bắt sá sùng là bãi Quan Lạn và bãi Minh Châu, mùa khai thác sá sùng (người dân đảo Quan Lạn gọi là con mồi) từ tháng 3 đến tháng 7.

Hiện nay, do săn bắt nhiều nên thông thường mỗi ngày một người phụ nữ chỉ kiếm được dăm lạng sá sùng tươi. Người dân trên đảo Quan Lạn đã ra quy định bất thành văn, là chỉ được dùng mai đào bắt chứ không được dùng các loại máy móc cơ giới để duy trì nguồn lợi từ sá sùng. 

Dưới cái nắng gay gắt của miền biển đảo Quan Lạn, có thể du khách tour Đà Nẵng Hội An chỉ đào được vài mai là đã thấm mệt. Vậy nhưng, những người phụ nữ trên đảo Quan Lạn phải làm việc hàng giờ, từ khi bình minh tới lúc nắng gắt. Càng nắng, sá sùng đã rúc xuống sâu hơn nên việc tìm bắt càng vất vả bội phần. Để có được món đặc sản cho khách du lịch Quan Lạn thưởng thức quả không dễ dàng như tưởng tượng. Có đóng vai người nông dân trên biển đảo Quan Lạn một lần trong tour du lịch của mình mới thấy hết nỗi vất vả cơ cực mà họ phải chịu đựng.

Nhiều người dân sống bằng nghề săn sá sùng, vô cùng vất vả và cực nhọc. Nhưng bù lại loài vật này đã mang lại cho họ một nguồn thu nhập đáng kể, hiện tại một ki-lô-gam sá sùng đang sống giao động trên dưới 300.000 đồng. Có thời điểm giá một ki-lô-gam sá sùng khô lên tới trên 3,8 triệu đồng, những sản phẩm khô này được chuyển về các nhà hàng lớn ở Hạ Long, Hà Nội và xuất khẩu ra các nước phương Tây, Trung Quốc với giá cao hơn rất nhiều lần so với thị trường trong nước.

Bắt sá sùng - Quan Lạn

Những món ăn được chế biến từ sá sùng mang một hương vị đậm chất miền biển, nếu tour Phú Quốc 3 ngày 2 đêm được đi săn loài động vật quý này sau đó chế biến nó theo sở thích, chắc chắn sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời. Bên cạnh đó vừa nhấm nháp món đặc sản vừa ngắm cảnh đẹp miền biển đảo, tận hưởng cuộc sống tĩnh lại ở đây sẽ để lại cho bạn nhiều kỷ niệm đẹp trong chuyến du lịch Quan Lạn.

Vẻ đẹp kỳ thú của Bái Tử Long


Nếu coi vịnh Hạ Long như một cô gái đẹp rực rỡ, thì vịnh Bái Tử Long lại được du khách du lịch Quan Lạn ví như một cô gái đằm thắm, nền nã và có duyên thầm. Nằm ở vùng Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội gần 200 km, vịnh Bái Tử Long cùng với Hạ Long trở thành một trong những kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Nơi đây còn in dấu nền văn hóa Hạ Long từ hàng nghìn năm trước và cũng còn lưu giữ khá vẹn nguyên nét tinh khôi của một quần đảo thủa hồng hoang.

Sự tích kể rằng: Khi xưa người Việt mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm. Ngọc Hoàng sai Rồng mẹ mang theo một đàn Rồng con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ, vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun vô số châu ngọc và thoắt biến thành muôn ngàn đảo đá trên biển, tạo nên bức tường thành vững chắc, bất ngờ chặn bước tiến của thuyền giặc. Đoàn thuyền giặc đang lao nhanh, bị chặn đột ngột đã đâm vào các đảo đá hoặc đâm vào nhau vỡ tan tành.


Sau khi giặc tan, Rồng mẹ và Rồng con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến. Vị trí Rồng mẹ xuống là Hạ Long, Rồng con xuống là Bái Tử Long. Đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xóa là Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay) với bãi cát mịn và dài hơn chục cây số.

Vịnh Bái Tử Long có hàng trăm núi, đảo nhấp nhô trên mặt nước với hàng trăm cây số bờ biển với những bãi cát trắng mịn ở Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng, chạy dài hàng chục km.

Du lịch Bái Tử Long, du khách tour Phú Quốc 3 ngày 2 đêm có thể đến với một điểm nhấn trong quần thể du lịch sinh thái biển chỉ cách Bãi Cháy khoảng 60 km đường bộ hoặc 1,5 giờ đi tàu thủy cao tốc xuyên suốt vịnh Bái Tử Long tươi đẹp. Tại đây, bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước bãi cát dài 2 km trắng mịn màng, làn nước xanh ngắt và một không gian vô cùng trong sạch. Cảnh quan của đảo vẫn còn giữ nguyên dáng vẻ hoang sơ và nét tinh khôi của tạo hóa. Nghỉ lại trong những ngôi nhà sàn ngay sát mép nước, vừa dân dã, vừa đầy đủ tiện nghi, bạn vẫn có thể vui chơi thỏa thích bên những quầy bar di động hay trong hồ bơi nhân tạo chỉ cách bãi biển một con đê cát nhỏ.

Ngoài ra, bạn có dịp đến tham quan các đền, chùa được xây dựng từ thời nhà Lý, thăm Vườn Quốc gia Bái Tử Long có vẻ đẹp kỳ thú và một môi trường sinh học vô cùng đa dạng. Bạn cũng đừng bỏ dở dịp đến thăm làng chài trên đảo Minh Châu hay đi thăm Cái Làng - một làng Việt cổ nhất trên đảo với giếng Nàng Tiên nước xanh ngăn ngắt. Nếu có thêm thời gian, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hang Thông Thiên, thăm đảo Phất Cờ hay đi thuyền thám hiểm những khu rừng sú, vẹt, lên đảo Bản Sen hương vị trà trăm tuổi và đắm mình trong làn nước pha lê ở bãi biển Uyên Ương... Bạn cũng có thể lên bờ thăm đền Cửa Ông, thăm cảng Vạn Hoa hay đi xuyên rừng đến thăm các bản làng của người Tày, người Dao đỏ, người Sán Dìu mộc mạc mà mến khách.

Đến đây, du khách du lịch Sầm Sơn 2 ngày 1 đêm sẽ được thưởng thức những món đặc hữu như cá song, cá giò đang bơi ngay tại những bè cá trên mặt biển. Chỉ riêng cá giò, người dân ở đây đã có thể chế biến tới 12 món khác nhau như chiên, hấp, nướng, lòng cá xào, da cá chiên giòn và tuyệt nhất là ăn gỏi cá với mù tạt. Sá sùng, tu hài và cù kì (giống con ghẹ nhưng ngon hơn rất nhiều) cũng là những món ăn đáng nhớ, làm tăng thêm nét hấp dẫn cho cuộc hành trình đầy kỳ thú của bạn về một vùng du lịch còn đang được đánh thức.

Khám phá hang luồn Cái Đé


Từ bến tầu Cái Rồng (Vân Đồn), đi khoảng 1 tiếng đồng hồ về phía bắc, qua đảo Cái Lim chừng 3 cây số, là du khách du lịch Quan Lạn đến được hang luồn Cái Đé. Cùng với đảo Cái Lim, hang luồn Cái Đé nằm trong quần thể Vườn quốc gia Bái Tử Long.


Thú vị nhất khi tham quan hang luồn Cái Đé là có thể luồn bơi được thuyền nhỏ trong lòng hang. (Có lẽ ở Vịnh Bái Tử Long, chắc chỉ có hang luồn Cái Đé là có thể làm được điều này). Không chỉ có thế, hang luồn Cái Đé còn là nơi tập trung nhiều loại thực vật ngập mặn. Hang dài khoảng 500m, xuyên qua một dãy núi đá vôi trùng điệp, lòng hang chỗ rộng nhất khoảng 50m. Bám trên trần hang và hai bên thành hang là những nhũ đá muôn hình, muôn vẻ như muốn phô diễn sự tài tình của tạo hoá; có những nhũ đá nom như chùm trái cây, lại có nhũ đá giống như những đám mây bồng bềnh chốn Bồng Lai tiên giới v.v.. Từ bên ngoài cửa hang bơi thuyền khoảng 200m thì đến đoạn hang cạn, du khách tour Đà Nẵng Hội An phải khênh thuyền qua đoạn hang cạn rồi lại tiếp tục bơi thì đến được một thung lũng lớn, rộng khoảng 10ha. ở đây có những cây ngập mặn to lớn một cách kỳ lạ, không giống như những cây ngập mặn mà chúng ta vẫn thấy ở dọc bờ biển Quảng Ninh. Cây ngập mặn ở đây có niên đại hàng trăm năm, thân cây có đường kính từ 25-30cm. Đây còn là một vựa ngán khổng lồ; chỉ trên một diện tích không lớn lắm, nhưng hàng năm vẫn có thể khai thác được hàng chục tấn ngán. Trước đây nơi đây từng là nơi tranh giành đất làm ăn của nhiều cai đầu dài cai quản đội quân đến khai thác ngán. Từ khi Vườn quốc gia Bái Tử Long được thành lập năm 2001, đội ngũ cai đầu dài được dẹp bỏ, thung lũng hang luồn Cái Đé được bảo tồn và hứa hẹn trở thành khu du lịch sinh thái...

Khác với các hang đá khác ở Vịnh Bái Tử Long, hang luồn Cái Đé chỉ vào được vào dịp nước cạn. Khi con nước lên cao, nước ngập tận đỉnh hang, chính cấu tạo đặc biệt này đã giúp cho nguồn hải sản ở thung lũng phía sau hang được bảo tồn, có điều kiện sinh sôi nảy nở. Ngay cả khi nước cạn, không phải ai cũng liều lĩnh dám vượt qua lòng hang, vì lòng hang có chỗ nước chảy xiết, chỉ những tay chèo có kinh nghiệm mới dám vượt qua. Chính điều đó cũng phần nào hạn chế được tình trạng khai thác hải sản ồ ạt nơi này, khiến cho số động, thực vật ở thung lũng hang luồn Cái Đé không những nhiều về số lượng mà còn phong phú về chủng loại; ngoài ngán, nơi đây còn có nhiều loại sò lông, sò huyết, sá sùng v.v.., cây ngập mặn giữ nguyên được vẻ hoang sơ mà ít thấy ở nơi khác. Năm 2007, hang luồn Cái Đé được đề cập đến trong kế hoạch vùng khai thác tiềm năng du lịch của Vịnh Bái Tử Long, của Vườn quốc gia Bái Tử Long và của huyện Vân Đồn, hứa hẹn đây sẽ là điểm du lịch đem đến cho du khách du lịch Sầm Sơn 2 ngày 1 đêm nhiều bất ngờ thú vị khi đến thăm Vịnh Bái Tử Long.

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Vẻ đẹp non nước Thanh Hóa


Mảnh đất xứ Thanh là nơi phải vật lộn với thiên tai và chiến tranh tàn phá, thế nhưng lại mang trong mình nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và đã trở thành di sản thế giới.

Bất cứ du khách du lịch Thanh Hóa khi một lần đặt chân đến cũng phải ngưỡng mộ về non nước ở nơi đây.

Đầu tiên không thể không nhắc đến địa danh Hàm Rồng – Sông Mã, là một trong những nhân chứng cho cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược, đã chứng kiến hàng trăm máy bay Mỹ bị bắn rơi, hàng nghìn quân giặc phải bỏ mạng.
Khu di tích lịch sử Hàm Rồng

Dù các cuộc chiến tranh ác liệt đến như vậy, nhưng cầu Hàm Rồng vẫn đứng hiên ngang vững tựa vào sườn núi bên bờ sông Mã, trở thành biểu tượng của sức mạnh ý chí, quật cường của dân tộc Việt Nam.

Mảnh đất Thanh Hóa còn có bãi biển thơ mộng Sầm Sơn, nơi hàng năm đón hàng triệu triệu lượt du khách du lich Sam Son gần xa đến tham quan và hưởng thụ vẻ đẹp. Với dải bờ biển cát vàng thoai thoải, Sầm Sơn có dòng nước trong xanh soi bóng núi Trường Lệ với những di tích được xếp hạng cấp quốc gia như hòn Trống Mái, đền Ðộc Cước, núi Cô Tiên… Bãi biển Sầm Sơn ngày nay được xem là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam.

Bãi biển Sầm Sơn là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam

Ở Thanh Hóa còn lưu truyền câu chuyện ly kỳ về suối cá thần tại bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa gần 90km về hướng Tây. Theo người dân địa phương, những đàn cá quây quần tại đây chính là để hầu hạ chàng Rắn – người đã vì nhân dân bản Ngọc mà chiến đấu với thủy quái, dù giữ được bản nhưng chàng phải để lại xác mình. Cá rất thân thiện với con người, du khách có thể vuốt ve thân hình của chúng, làm chúng thích thú nhưng không được bắt lên khỏi mặt nước bởi “cá Thần là vật linh thiêng, ai mạo phạm sẽ bị trừng phạt”.

Những khu di tích trở thành niềm tự hào

Nếu tính từ khi nước Nam ta có Nhà nước đầu tiên cho tới khi kết thúc triều đại phong kiến cuối cùng là nhà Nguyễn thì hầu hết các dòng họ vua chúa đa phần đều xuất phát từ đất Thanh Hóa (xưa gọi là Ái Châu). Chính vì nơi có nhiều vua chúa nên Thanh Hóa cũng gắn nhiều với địa danh lịch sử đáng tự hào.

Điển hình là thành nhà Hồ thuộc huyện Vĩnh Lộc do Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397 bằng những khối đá xanh rất lớn và kiên cố. Thành có 4 cửa, xung quanh thành có hào sâu, phía trong là cung điện uy nghi lộng lẫy. Sau khi xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời triều từ Thăng Long về Tây Ðô. Trải qua hơn 6 thế kỷ đến nay thành còn lại cửa phía Nam với 3 cổng vòm cuốn bằng đá xanh. Khung tường thành còn lại là những bức tường bằng đất.
Thành Nhà Hồ

Ngoài ra, còn có Thành Lam Kinh (còn gọi Tây Kinh) thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, được xây dựng bởi vua Lê Thái Tổ. Nơi đây có lăng Lê Thái Tổ và bia Vĩnh Lăng mô tả ngắn gọn, cô đọng toàn bộ sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ do Nguyễn Trãi biên soạn.

Du khách du lich Cua Lo còn có thể tìm đến các di tích Đền thờ bà Triệu, Vườn Quốc gia Bến En, khu Di tích Đông Sơn, Đền Đồng Cổ, biệt thự vua Bảo Đại ở Sầm Sơn…

Du lịch xứ Thanh khám phá bản Hiêu

Mỗi ngày có tới cả trăm khách du lịch Thanh Hóa là người nước ngoài đến thăm, lưu trú tại các nhà sàn của bản Hiêu, xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa).
Đông đảo du khách trong và ngoài nước về với thác Hiêu, xã Cổ Lũng,huyện Bá Thước (Thanh Hóa) tháng 11/2015. Ảnh: Hoàng Lam.

Hiện nay, những gia đình có nhà nghỉ cho du khách lưu trú tại bản Hiêu, mỗi ngày tiếp đón từ 10-15 khách du lich Sam Son là người nước ngoài đến lưu trú, thăm chơi thác Hiêu. So với những năm trước, thì năm nay lượng khách tăng hơn hẳn. Hiện nay, mỗi phòng nghỉ (nhà sàn nhỏ) cho du khách có giá 200.000 đồng/phòng/ngày và đêm; các gia đình còn phục vụ ăn uống theo nhu cầu của du khách đặt, với nhiều món đặc trưng: vịt cổ lũng, cá suối nước, măng, rau rừng…

Bà Lục Thị Nhàn – Phó chủ tịch UBND xã Cổ Lũng cho biết: Bản Hiêu là một trong những điểm dừng chân trong dự án phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Tại bản Hiêu, xã Cổ Lũng một số hộ gia đình được dự án đầu tư, xây dựng các nhà sàn, cơ sở vật chất khác làm nhà nghỉ cho du khách. Các chủ hộ gia đình cũng được tập huấn làm du lịch theo hình thức này.

Trong thời gian 6 tháng đầu năm và 3 tháng cuối năm là thời điểm có nhiều du khách du lich Cua Lo (trong và ngoài nước) đến du lịch ở bản Hiêu nhất.Khác với nhiều địa danh du lịch, ở bản Hiêu có một dòng thác đặc biệt mang tên bản này, đó là thác Hiêu. Không chỉ tạo nên một bức tranh thác, suối vô cùng nên thơ giữa rừng núi và những nếp nhà sàn, mà thác Hiêu mang theo một dòng nước đặc biệt. Dòng nước này có thể biến một cây xanh sau khi được đặt dưới lòng suối vài năm thành một khối thạch đá. Nhiều tác phẩm “cây hóa thạch”, “cây hóa đá” được dư luận, truyền thông nhắc đến nhiều là có nguồn gốc từ dòng suối này.

Hang Mắt Rồng địa điểm du lịch thú vị của Thanh Hóa


Nằm trên dãy núi Hàm Rồng, hang Mắt Rồng (động Long Quang) là một điểm đến quan trọng của du khách du lịch Thanh Hóa khi đến thăm quần thể di tích lịch sử – danh thắng Hàm Rồng của tỉnh Thanh Hóa.

Hang Mắt Rồng – 1 địa danh du lịch kỳ bí của Thanh Hóa

Hang nằm ở lưng chừng ngọn núi, với chiều dài khoảng 100m nối sang bên kia sườn núi, Không khí bên ngoài hang rất thoáng đãng.

Hàng rất rộng và cao ráo, có thể chứa lên tới hàng trăm người


Hai cửa được ví như hai mắt rồng, mà thường gọi là Long nhãn. Đây cũng là nguồn gốc tên gọi hang Mắt Rồng.


Từ hang Mắt Rồng có thể nhìn ra bao quát toàn cảnh cầu Hàm Rồng, ngắm nhìn những góc độ đẹp nhất của dong sông Mã


Từ thời xưa, hang Mắt Rồng đã là nơi du ngoạn, thưởng lãm của các bậc tao nhân mặc khách và du khách du lich Sam Son.


Hàng là nơi ghi lại nhiều chiến công , bút tích của những danh nhân nước Việt như Trần Nhật Duật, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Phạm Sư Mạnh, Ngô Thì Sĩ, Vương Duy Trinh, Nguyễn Thượng Hiền Tản Đà…


Tương truyền, Vua Lê Thánh Tông cũng đã tới đây du ngoạn, hứng bút đề thơ lên mái đá, lấy tên Thiên Nam Động Chủ.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, hang Mắt Rồng là căn cứ chiến đấu của Phân đội 3 Vông an Nhân dân Thanh Hóa (nay là Bộ đội Biên phòng).


Tại nơi đây, nhiều chiến sĩ đã ngã xuống trong chiến đấu để bảo vệ cầu Hàm Rồng – trọng điểm giao thông huyết mạch của miền Bắc – trước những cuộc tấn công phá hoại của không quân Mỹ.


Ngày nay, hang Mắt Rồng được khách du lich Cua Lo gần xa đến tham quan rất đông đúc, là 1 địa điểm thú vị của Thanh Hóa

Những công trình kiến trúc độc đáo tại Lam Kinh


Trải qua bao biến thiên của thời cuộc, khói lửa bom đạn của chiến tranh và sức tàn phá của thiên nhiên, thành điện Lam Kinh, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) vẫn còn lại những dấu tích thể hiện nét tài hoa về nghệ thuật kiến trúc.

Tuy du khách du lịch Thanh Hóa không còn thấy được vẻ nguy nga tráng lệ nguyên vẹn như ở nhiều thế kỉ trước, nhưng những dấu tích ở Lam Kinh vẫn như một chứng nhân của lịch sử về một thời hưng thịnh và hào hùng của dân tộc.

Nhân vật tạo lập ra Lam Kinh là Lê Thái Tổ. Sau 10 năm lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1428) đánh đuổi giặc nhà Minh và lên ngôi hoàng đế, đóng đô ở Đông Kinh (Thăng Long – Hà Nội), vua Lê Thái Tổ lấy niên hiệu là Thuận Thiên thứ nhất, đồng thời nhà vua cho xây dựng ở quê hương đất tổ Lam Sơn một kinh thành gọi là Lam Kinh hay còn có tên khác là Tây Kinh. Đây là nơi để các vua và hoàng tử nghỉ ngơi mỗi khi trở về thăm quê, đồng thời cũng là nơi ở của quan lại trông coi kinh thành. Thành Lam Kinh rộng khoảng 30ha, gồm những lăng phần, đền miếu và một hành cung của các vua nhà Lê Sơ mỗi lần về bái yết tổ tiên.


Sân rồng và ngọ môn. Sân rồng là một trong những kiến trúc có diện tích lớn nhất trong khu trung tâm của điện Lam Kinh, nằm tại phía sau Ngọ môn, chính giữa có 3 lối đi lên chính điện theo bậc thềm rồng

Thành điện Lam Kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu, phía trước thành hướng về phía Nam và nhìn ra sông Chu – có núi Chúa làm bình phong, bên trái là rừng Phú Lâm, bên phải là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây. Khu hoàng thành, cung điện và thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam – Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ “vương”. Bốn mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m và dày 1m. Những cuộc khảo cổ và dấu tích còn lại cho thấy, nơi đây xưa kia từng tồn tại ngọ môn, sân rồng, chính điện, khu thái miếu… nguy nga tráng lệ.

Theo tư liệu lịch sử và khảo cổ học, chính điện Lam Kinh được dựng ngay sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà (năm 1433). Bố cục mặt bằng của kiến trúc này có dạng hình chữ “công”, với tổng diện tích là 1.645,04m2, gồm 3 tòa điện chính: Quang Đức, Sùng Hiếu và Diên Khánh. Hiện nay, trong khu vực này chỉ còn lại dấu tích nền móng, với 127 tảng kê chân cột, nền lát, bó vỉa cùng một số hiện vật khác.

Du khách du lich Sam Son đến với quần thể di tích Lam Kinh, không thể không kể đến khu lăng tẩm của các Vua Chúa thời Lê. Đầu tiên phải kể đến là Vĩnh Lăng (lăng vua Lê Thái Tổ).


Thái miếu: là nơi thờ cúng tổ tiên, các vị vua và hoàng thái hậu nhà Lê. Theo kết quả khai quật khảo cổ, trong khu vực này gồm 9 tòa kiến trúc. Hiện nay, đã tôn tạo, phục hồi được 5 tòa là tòa số 3, 4, 5, 6, 7.

Giếng Ngọc và sông Ngọc với dòng nước trong xanh

Lăng được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng cách điện Lam Kinh 50m. Vĩnh Lăng được chọn đặt ở một thế rất đẹp, phía trước có minh đường rộng rãi và bình phong là núi Chúa, phía sau có gối tựa núi Dầu, hai bên tả, hữu có hai dãy núi tạo thế “hổ phục rồng chầu”. Đối diện lại có sông làm “bạch hổ”.
Bên cạnh đó còn có các lăng mộ khác như: Hựu Lăng: Lăng vua Lê Thái Tông; Lăng Khôn Nguyên: Lăng Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao (mẹ Vua Lê Thánh Tông) – Lăng này có điểm đặc biệt là tượng quan hầu là nữ quan; Chiêu Lăng: Lăng vua Lê Thánh Tông; Dụ Lăng: Lăng vua Lê Hiến Tông; Kính Lăng: Lăng vua Lê Túc Tông.Bố cục và phong cách mai táng của Vĩnh Lăng đơn giản nhưng tôn nghiêm, tự nhiên mà trang nhã. Lăng đắp đất hình lập phương, xung quanh xây chèn bằng đá đục ở bên ngoài, có kích thước 4,4 x 1m. Trước lăng có hai hàng tượng quan hầu và tượng các con giống tạc bằng đá dựng ở đây để trấn trạch (bốn đôi con giống đối nhau theo thứ tự hai nghê, hai ngựa, hai tê giác, hai hổ). Giữa hai hàng tượng chầu vào là một lối đi rộng 2,25m gọi là đường “thần đạo”. Nhìn toàn cảnh lăng Lê Thái Tổ (Vĩnh Lăng) thật giản dị, gần gũi song rất tôn nghiêm và trang trọng

Bia Vĩnh Lăng – Bảo vật quốc gia

Bia Vĩnh Lăng được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng, ở phía Nam chân núi Dầu, có chiều rộng 1,94m, cao 2,79m, dày 0,27m. Rùa có chiều dài 3,46m, rộng 1,94m và dày 0,90m. Trọng lượng nặng khoảng 18 tấn được dựng vào đầu thế kỷ XV (Thuận Thiên năm thứ 6).

Bia và rùa được làm bằng đá trầm tích, màu xám xanh có lẫn đốm trắng, bóng, trên bề mặt rùa và bia còn nhìn thấy nhiều vỏ của các loài nhuyễn thể. Mặt trước bia khắc khoảng 750 chữ Hán, nội dung văn bia viết chữ Chân, do thần Nguyễn Trãi soạn. Toàn văn ghi về chi tộc, ngày mất, thân thế và sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ, những sự kiện quan trọng diễn biến trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cũng như khi đất nước độc lập khải hoàn dưới thời vua Lê Thái Tổ.

Vĩnh Lăng, lăng vua Lê Thái Tổ và những con nghê đang canh gác trên sân

Bia Vĩnh Lăng được xem là tấm bia “độc nhất vô nhị”, vừa mang tính giáo dục truyền thống cho hậu thế và là tài liệu quý khi nghiên cứu về nghệ thuật trang trí, điêu khắc dưới thời Lê Sơ đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia.

Câu chuyện kì lạ về những loài “mộc tinh” ở Lam Kinh

Bên cạnh câu chuyện thú vị về cây ổi biết cười, người dân Lam Kinh còn truyền tai nhau về chuyện tình cây đa ôm cây thị. Chuyện rằng, xưa kia chỗ cây đa đang đứng sừng sững ngày nay là một cây thị, chim chóc thường về đậu trên cành thị mang theo quả đa về ăn nên hạt rơi xuống đất mọc thành cây. Sau này, cây đa mọc lên xanh tốt, bộ rễ phụ của cây đa thị rất đặc biệt, không vươn ra xa như các cây đa nhiều “gốc” khác mà ôm trọn gốc thị rồi hóa thành chung một gốc. Cây đa càng cao lớn với thân hình xù xì, gốc cây to phải đến chục người ôm không xuể.

Cây đa thị nổi tiếng với câu chuyện thú vị.

Cây thị sống trong lòng cây đa vẫn xanh tươi tốt lá, mỗi năm đều ra quả, tuy nhỏ, nhưng hương thơm tỏa rộng khắp. Đến năm 2007, cây thị già chết khô, chỉ còn những nhánh rễ quấn vào cây đa đang hiên ngang một góc trời. Năm 2013, cây đa thị được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản bởi tầm vóc và giá trị lịch sử của nó.

Ngoài ra, câu chuyện về cây lim cũng gây sự tò mò cho nhiều người. Cây Lim thuộc hàng cây đại thụ ở khu rừng Lam Kinh, khoảng 600 năm tuổi đang xanh tươi thì bất ngờ trút hết lá khi dự án phục hồi phỏng dựng Chính điện Lam Kinh được phê duyệt năm 2010. Đến khoảng nửa năm sau, khi thiết kế thi công vừa hoàn thành thì cũng là lúc cây chết. Trong dịp giỗ Bình Định Vương Lê Lợi, tỉnh Thanh Hóa đã làm lễ “phạt mộc” và phát hiện ra nhiều điều trùng khớp, ngẫu nhiên và kỳ lạ hơn nữa. Đó là thường các cây lim cổ thụ sẽ bị rỗng ruột, nhưng riêng cây lim này thì không, rất thích hợp để làm trụ cột các tòa nhà lớn như công trình phỏng dựng Chính điện với quy mô 9 tòa nhà gỗ lim đồ sộ nhất Việt Nam.

Khu chính điện đang được phục dựng lại

Sau khi gọt bỏ phần vỏ cây, người ta pha được 4 khúc gỗ lớn. Phần gốc cây làm được một cột cái, ngọn cây vừa với gương tảng cột quân, hai nhánh cây đủ làm một cột con và một thượng lương.

Với nhiều điểm trùng khớp đáng ngạc nhiên như vậy, người ta thoáng nghĩ đến việc có lẽ cây lim sinh ra là để mang sứ mệnh phục dựng lại cung điện cho hậu thế.

Những câu chuyện huyền bí về cây ổi cười, chuyện tình đa thị hay cây lim hiến thân đã thu hút nhiều du khách du lich Cua Lo tò mò đến Lam Kinh tìm hiểu. Nhiều người đã đưa ra những giải thích khác nhau mặc dù chưa có một lí giải chính thức nào của các ban, ngành chức năng về những hiện tượng này. Có người cho rằng, đó chỉ là những hiện tượng tự nhiên bình thường, cây lim đã sống đến nửa thiên niên kỷ, nó thoái hóa và chết là điều dễ hiểu, còn chuyện cây đa thị, đó là một hiện tượng “cây đa bóp cổ” có thật trong giới thực vật, khá phổ biến trong thế giới thiên nhiên hoang dã. Mỗi người có một cách lí giải riêng nhưng không ai có thể phủ nhận tầm vóc và giá trị văn hóa lịch sử của Khu di tích Lam Kinh, một chứng nhân của lịch sử về một thời phồn thịnh và hào hùng của dân tộc

Khám phá kiến trúc độc đáo của Lam Kinh


Nằm cách Hà Nội 150 km, kinh thành thứ hai của nhà Hậu Lê nằm giữa một vùng cây cối xanh tươi, rộng lớn gồm miếu, lăng và một hành cung của vua chúa.

Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh rộng 200 ha (nằm trên địa phận huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá) là nơi người anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. Sau khi chiến thắng, năm 1428, Lê Lợi lấy niên hiệu Lê Thái Tổ, chọn nơi đây làm kinh thành thứ 2 có tên gọi Lam Kinh, hay Tây Kinh. Đây là nơi phát tích của dòng họ đế vương đã có công bình Ngô giữ nước. Ít ở nơi nào lại có hai vua như Thọ Xuân, Thanh Hóa. Trước là vua Lê Hoàn (thời Tiền Lê) và sau đó là Lê Lợi (thời Hậu Lê).

Do những biến cố của lịch sử và thời gian, nhiều lăng tẩm, di tích tại Lam Kinh bị hư hại hoàn toàn. Những năm gần đây, UBND tỉnh Thanh Hóa bắt đầu xây dựng lại khu di tích dựa trên những nền móng sau một thời gian khai quật, khảo cổ. Vào thành điện Lam Kinh, du khách du lịch Thanh Hóa đi qua cầu Bạch mà xưa kia có tên gọi là cầu Tiên Loan Kiều được làm theo kiểu dáng thượng gia hạ kiều (trên nhà, dưới cầu) bắc trên sông Ngọc.

Giếng ngọc được dựng lên tại lối vào khu chính điện. Trước kia dưới giếng còn thả sen để giữ cho nước mát trong những ngày hè nóng nực.

Con đường xanh mát với cây cối xum xuê dẫn vào cổng Ngọ môn.

Từ cổng Ngọ môn, du khách du lich Sam Son thấy sân rồng rộng gần 4.000 m2. Bên phải là cây đa thị đã cóhàng trăm năm, vươn mình tỏa bóng mát.

Nối giữa sân rồng và chính điện là thềm rồng, gồm 9 bậc với hai đôi rồng đá đặc trưng của rồng thời Lê. Phía sau điện Lam Kinh, Thái miếu chạy theo hình vòng cung ôm lấy khu chính điện.

Khu nhà Thái miếu và chính điện đồ sộ nhìn từ trên cao. Các công trình kiến trúc khác là nhà tả vu và hữu vu hai bên sân rồng. Phía đông chính điện là khu ở của quan và quân lính khi xưa trông coi khu kinh thành. Hiện nay các khu di tích này vẫ được phục dựng dựa trên những nền móng có từ thời hậu Lê.

Theo các nhà sử học, vương triều Lê có hai thái miếu, ở Thăng Long và ở Lam Kinh. Lam Kinh là thái miếu gốc, nên hàng năm các vua Lê đều phải hành hương về tế lễ và bái yết tổ tiên.

Những họa tiết hoa văn được chạm khắc lại theo đúng nguyên bản. Đây là biểu tượng cho sự đồ sộ và phát triển thịnh vượng, có chiều sâu của Lam Kinh cách đây gần 600 năm.


Cách quần thể thái miếu, chính điện 50 m là lăng vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng. Vĩnh Lăng được chọn đặt trên một thế đất rất đẹp, phía trước có minh đường rộng rãi và tiền án là núi Chúa, phía sau có gối tựa là núi Dầu, hai bên tả, hữu có hai dãy núi tạo thế hổ phục long chầu. Trước lăng có hai hàng tượng quan hầu và tượng các linh vật (gồm bốn cặp ngựa, nghê, tê giác, cọp) tạc bằng đá để trấn trạch. Giữa hai hàng tượng chầu vào là một lối đi rộng hơn hai mét gọi là thần đạo.

Ở đây có bia Vĩnh Lăng, một trong những tấm bia lớn nhất cả nước, được công nhận là bảo vật quốc gia. Bia mô tả ngắn gọn, cô đọng gia tộc, thân thế, sự nghiệp công lao của vua Lê Thái Tổ do Nguyễn Trãi biên soạn.

Nhà bia được dựng lại năm 1961. Nền nhà có hình gần vuông mỗi cạnh là 8,80 m. Nhà có 4 mái cong lợp ngói mũi hài, dưới được đỡ bằng 16 cột, mỗi góc 4 cột. Trong sách Mỹ thuật thời Lê, các nhà nghiên cứu nhận định: “Nghệ thuật điêu khắc thời Lê tinh tế, mềm mại, nhưng chắc khỏe trong nghệ thuật và hình thái biểu hiện. Các hoa văn được biểu hiện trên tác phẩm điêu khắc uyển chuyển, hài hòa mà bia Vĩnh Lăng là một trong những điển hình trọn vẹn nhất”.

Khuôn viên rộng lớn rợp bóng cây xanh của Lam Kinh, Thanh Hóa. Từ Hà Nội, du khách du lich Cua Lo đi dọc đường Hồ Chí Minh, đến địa phận huyện Thọ Xuân, rẽ trái qua cầu Lam Kinh bắc qua sông Chu là đã về với Lam Kinh.