Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2018

Nét uy nghi tinh xảo của dinh thự họ Vương Hà Giang

Nằm ở phía sau con đường bên hàng cây sa mộc cao vút, chiếc cổng đá bề thế của Dinh Thự Họ Vương hay còn gọi là dinh thự vua Mèo Vương Chính Đức - vị vua duy nhất được người Mông nơi đây suy tôn, và cai quản 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn ở Sà Phìn hiện ra ngay trên đỉnh đồi.


Tương truyền vào năm 1913 có một thuộc hạ của Vương Chính Đức tên là Cư Trồng Lù gợi ý thủ lĩnh nên thay đổi nơi ở. Theo ông này thì nơi đang ở chân núi cao, cạnh hẻm núi không hợp tuổi của vua nên bất lợi cho hậu thế sau này. Nghe vậy, họ Vương đã đi sang Trung Quốc để tìm thầy phong thủy sang Việt Nam. Vua đã dẫn thầy phong thủy đi qua cả 4 huyện trong khu vực cai quản của mình, cuối cùng thầy quyết định dừng tại thông Sà Phìn, với địa thế nằm giữa thung lũng Sà Phìn. Nơi đây có một khối đất nổi lên cao ví như mui con rùa, tượng trưng cho thần kim quy, nếu xây dinh tại đây thì sự nghiệp sẽ thành công.

Dinh thự này có tuổi đời gần 100 năm, chi phí tốn 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương với 150 tỷ đồng hiện nay. Được xây dựng từ những thợ giỏi tay nghề và hàng vạn nhân công xây dựng trong 9 năm, xây từ 1919 đến 1928 thì hoàn thành.

Trước cổng vào Dinh thực du khách tour du lịch Hà Giang sẽ thấy hai hàng sa mộc đứng uy nghiêm, rắn chắc như những lính gác bảo vệ sự an toàn cho vua ở ngay lối dẫn vào dinh. Bao quanh khu dinh thự là một dải núi cao, tạo nên địa thế hình vòng cung ôm lấy toàn bộ ngôi nhà.

Toàn bộ Dinh thự có diện tích gần 3000m vuông, mang 3 nền kiến trúc văn hóa khác nhau: Trung Quốc, người Mông và Pháp. Ngôi nhà có 4 nhà ngang, 6 nhà dọc, được chia thành tiền dinh, trung dinh và hậu dinh có 64 buồng được xây 2 tầng tường bằng đá xanh.


Mái vách bằng gỗ thông và ngói làm từ đất nung. Lạc lối trên những phiến đá hoa cương có chạm khắc hoa văn ngay lối dẫn vào Dinh thự, mái nhà cong uốn lượn, trạm khắc tinh xảo, nhiều hoa văn.

Du khách du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm sẽ được lần lượt khám phá khu tiền dinh - nơi ở của lính canh, lính hộ vệ và nô tỳ. Ở giữa khu Tiền và Trung có một sàn gỗ, chính là vực xét xử của cụ Đức. 

Trung dinh và Hậu dinh là nơi ở, làm việc của thành viên trong gia tộc họ Vương. Khu Trung hiện nay còn lưu nhiều bức ảnh của gia tộc, cũng là nơi thờ cúng tổ tiên.

Từ đỉnh đèo nhìn xuống hay trực tiếp đến nơi thì Dinh họ Vương vẫn nổi bật với lối kiến trúc đặc sắc giữa một thung lũng heo hút. Khu dinh thự này được Nhà nước công nhận là Di tích quốc gia năm 1993, sẽ là địa điểm khám phá thú vị cho khách du lịch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét