Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

Điện Voi ré - Công trình độc đáo bên trong kinh thành Huế

Nhiều du khách đến Huế không biết rằng nơi đây có một điện thờ voi, suy tôn lòng trung thành của một con vật dũng cảm trong các trận chiến.

Điện Voi Ré được xây dựng trên một diện tích chừng 2.000 m2 tại đồi Thọ Cương, thôn Trường Đá, phường Thủy Biều, TP Huế, dưới thời vua Gia Long.

Nhà nghiên cứu Dương Phước Thu cho biết, điện Voi Ré không phải là di tích có kiến trúc nổi trội so với nhiều nơi khác ở Huế, tuy nhiên điện mang ý nghĩa đặc biệt bởi đây là nơi suy tôn lòng trung thành của những con voi chiến triều Nguyễn. Công trình độc đáo này không chỉ mang tính lịch sử mà còn đề cao tinh thần trọng tình, trọng nghĩa, mang đậm tính nhân văn của con người Việt Nam xưa.


Điện được xây dựng theo kiến trúc chữ "môn", bên ngoài có vòng la thành xây bằng gạch. Phía trước cổng tam quan có hệ thống đi lên gồm 17 bậc; bên trên chính giữa ở lối chính có ba chữ Hán bằng sành "Nghiễm Nhược Lâm". 

Thẳng theo lối chính, trước khi du khách du lịch hè 2018 vào đến sân miếu, là bức bình phong Long Mã. Miếu Long Châu nằm ở trung tâm theo kiểu trùng thiềm điệp ốc, gồm năm gian hai chái, mái lợp ngói liệt, tiền đường kiểu vỏ cua. Bên trong trang trí bằng hệ thống liên ba bằng gỗ với 104 ô hộc chủ yếu là chữ Thọ theo lối triện và hoa lá chim muông. Chính giữa ngôi miếu là một bức hoành phi khắc nổi ba chữ Hán màu vàng "Long Châu Miếu".

Hai bên miếu Long Châu là Đông Phối Điện và Tây Phối Điện, đây là nơi thờ những con voi lập được nhiều chiến công trận mạc vào thời kỳ xây đế nghiệp của triều Nguyễn, cũng là nơi khoản đãi quan khách sau khi tế lễ. Trước hai ngôi nhà này, còn có hai tòa miếu phụ còn được gọi là miếu Tượng.

Trong cuốn Từ điển lịch sử Thừa Thiên – Huế do Tiến sĩ Đỗ Bang chủ biên xuất bản năm 2000, điện Voi Ré trước đây thờ 15 bài vị các vị thần bảo hộ lính nhưng hiện nay, trong miếu chỉ còn lại bài vị của 4 vị thần là: thần Thiên Sư, thần Chúa Động, thần Hồng Nương, thần Tiền Hậu Khai Khẩn. Mỗi bài vị được đặt trong một cái khám giống nhau như một cái ngai cách điệu trông rất uy nghiêm. Nguyên thủy, điện Voi Ré còn có bài vị của các vị thần trong tín ngưỡng dân gian như tần Hà Bá, Thổ Công, Ngũ Hành, Thủy Long, Ngọc Nữ…


Trước đây, hai miếu hai bên Long Châu miếu có 4 bài vị đề tên là Đô Đốc Hùng Tượng Ré, Đô Đốc Hùng Tượng Bích, Đô Đốc Hùng Tượng Nhĩ, Đô Đốc Hùng Tượng Bôn, đây là 4 con voi lập nhiều công trạng dưới triều Nguyễn trong các trận chiến.

Theo nhà nghiên cứu Dương Phước Thu, điện Voi Ré được xây dựng do vua Gia Long và người dân thời đó rất kính phục lòng trung thành của con voi chết vì chủ. Theo truyền thuyết, dưới thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, voi của một dũng tướng Đàng Trong đau buồn trước cái chết của chủ mình giữa trận tiền đã chạy trên một quãng đường dài từ chiến địa về tận thủ phủ Phú Xuân, đến địa điểm điện Voi Ré ngày nay rống lên một tiếng vang trời rồi trút hơi thở cuối cùng. Cảm động trước sự trung thành của con voi chiến, người dân địa phương đã làm lễ an táng, xây mộ và gọi một cách mộc mạc là mộ Voi Ré.


Sau khi lên ngôi, vua Gia Long cho xây dựng Long Châu Miếu kế bên mộ voi, vừa để làm nơi thờ các vị thần bảo vệ voi và thờ bốn con voi dũng cảm nhất trong các cuộc chiến của triều Nguyễn. Sau khi điện Voi Ré xây xong, hàng năm nhà Nguyễn đều tổ chức tế lễ hai lần vào mùa thu và mùa xuân.

Ông Phan Văn Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, sau chiến tranh, điện Voi Ré từng được sử dụng làm kho thuốc nổ của hợp tác xã Long Thọ, trường mầm non nên nhiều công trình đã xuống cấp. Vừa qua, Trung tâm đã tiến hành trùng tu xong hệ thống tường thành, dùng các thanh gỗ gia cố trạm Tây Phối Điện, Đông Phối Điện để tránh đổ sập.

Hiện điện Voi Ré có tổ bảo vệ trực hàng ngày để hướng dẫn khách tham quan du lịch Huế 5 ngày. Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2016 – 2020, điện Voi Ré sẽ được trùng tu, đặc biệt là Long Châu Miếu.

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

Cảnh quan hoang sơ kỳ thú của xã đảo Kiên Hải Kiên Giang

Kiên Hải là một trong 2 huyện đảo của tỉnh Kiên Giang với 23 hòn đảo nằm trải dài 100km đường biển trong tỉnh. Vì thế, Kiên Hải có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm du lịch như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, vườn đồi, thể thao dưới nước, hội thao, leo núi, cắm trại dã ngoại…

“Tháng ba bà già đi biển”, vì vậy, muốn vui chơi thoải mái ở biển, có lẽ thời điểm này là thích hợp nhất bởi thời tiết rất thuận tiện, biển hầu như không có bão tố, ít sóng gió.


Theo hướng Tây Nam, giữa màu xanh ngọc bích của nước biển, du khách tour đi Phú Quốc 3 ngày 2 đêm có thể thấy các hòn đảo nhỏ với những rặng dừa xanh mát. Huyện Kiên Hải có nhiều bãi đẹp và sạch như: Hòn Mấu (Nam Du), Bãi Bàng (Lại Sơn), Bãi Chén (Hòn Tre), Bãi Ngự (An Sơn)... Xa khơi là Hòn Củ Tron, Hòn Ngang, Hòn Dầu... những tiểu đảo của quần đảo Nam Du góp phần tô điểm cho bức tranh toàn cảnh hoành tráng của biển cả... Đến đây, du khách có thể cảm nhận được nét hoang sơ của các hòn, khám phá nhiều cảnh quan kỳ thú với nhiều chim muông và động vật hoang dã.

Điểm dừng chân đầu tiên trong cuộc hành trình khám phá huyện đảo Kiên Hải là xã Hòn Tre, trung tâm huyện lỵ Kiên Hải, cách thành phố Rạch Giá 30km. Từ xa, Hòn Tre mang hình dáng giống như một con rùa khổng lồ đang bơi giữa biển, cũng vì vậy, người dân địa phương quen gọi nơi đây là đảo Rùa.


Đến Hòn Tre mùa này, bạn tha hồ theo những con đường mòn xuyên rừng, leo dốc để khám phá vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên nơi đây. Những cơn gió mát lành của rừng hòa với tiếng sóng rì rầm của đại dương không chỉ giúp du khách xua tan cái nóng nơi đất liền mà còn mang đến cho bạn cảm giác hào sảng, khỏe khoắn. Bạn hãy thuê một chiếc xe ôm, giá chỉ trên 10.000 đồng để khám phá quanh đảo, theo một con đường ngắn dọc theo bờ biển. Suối Lớn, suối Vàng, Đuôi Hà Bá là những địa danh bạn nên đến thăm. Bãi Chén là một bãi tắm lý tưởng với nhiều hòn đá to nhỏ và còn vắng người. Bạn cũng có thể mang theo một bếp ga mini hay lò than nhỏ để chế biến hải sản tươi sống mua của ngư dân trên đảo. Khi hoàng hôn buông xuống, bạn hãy ra cầu cảng ngắm cảnh những chiếc tàu đánh cá nối đuôi nhau vào bờ.

Trên mỏm Đá Bàn (ấp Bãi Nhà B, xã Lại Sơn) mỗi ngày có hàng trăm lượt người đến câu cá. Người dân trên đảo đến đây câu để mưu sinh cũng có mà du khách câu giải trí cũng nhiều. Du khách thích mạo hiểm có thể theo chân đoàn ngư phủ ra khơi xa xem đánh lưới, bắt cá hoặc giong thuyền xem bắt mực bằng ốc voi. Ốc voi là một sản phẩm đặc trưng, thịt giòn, luộc làm gỏi trộn với bắp cải hoặc chuối cây, thịt ngọt lừ, ngon hơn ốc bươu hoặc ốc lác. Giá bán 30 ngàn đồng/ký. Mười năm trước vỏ ốc voi thường đổ bỏ nhưng vài năm trở lại đây vỏ của nó bán giá 3.500 đồng/con, bà con ngư phủ mua về kết với dây đen làm lưới đánh bắt mực, thật là “Nhất cử lưỡng tiện”.


Cơ sở chế biến nước mắm Hòn Sơn Rái, Miếu thờ bà Chúa Hòn, Đình thờ Nguyễn Trung Trực và Nam Hải Đại tướng quân trên đảo cũng là những điểm đến thu hút được nhiều du khách tour Hà Nội Phú Quốc 4 ngày 3 đêm. Bãi Bàng, một vùng bãi biển cát trắng, nước biển xanh trong là một bãi tắm lý tưởng của Hòn Sơn.

Để thu hút được ngày càng nhiều du khách, hiện nay, chính quyền huyện Kiên Lương đã giao đất, chuẩn bị thi công phát triển du lịch sinh thái biển khu vực Bãi Bàng (xã Lại Sơn) và Bãi Chén (xã Hòn Tre). Theo dự kiến, khu du lịch sinh thái biển Bãi Bàng sẽ được xây dựng trên diện tích 20ha với nhiều hạng mục phục vụ du lịch như nhà nghỉ dưỡng, nhà hàng, cầu dẫn, cảng, cây xanh, dịch vụ lặn, bể chứa nước suối, bè nuôi cá nước mặn, khu lướt sóng và các trò chơi dưới nước...

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2018

Cơm âm phủ - Đại diện của nghệ thuật chế biến ẩm thực Huế

Dù có tên gọi kỳ bí nhưng món ăn với hương vị thơm ngon vừa giản dị lại phảng phất phong cách cung đình khiến nhiều thực khách mê mẩn.

Cơm âm phủ, là một trong những món ăn tiêu biểu cho nghệ thuật chế biến đậm nét văn hóa ẩm thực Huế. Trước đây, món ăn này vẫn được lưu truyền với câu: “Muốn ăn cơm dĩa trữ tình/ Có quán Âm phủ ma rình phía sau”. Tuy có tên gọi kỳ bí nhưng món ăn này có hương vị thơm ngon vừa giản dị lại phảng phất phong cách cung đình khiến nhiều thực khách du lịch Huế 5 ngày mê mẩn.


Tương truyền, món ăn độc đáo này bắt nguồn từ một câu chuyện xa xưa khi Đức vua cải trang làm thường dân đi thăm thú khắp nơi. Khi trời tối, ngài tá túc tại nhà một bà góa già. Do hoàn cảnh cơ hàn, khó khăn nên bà góa chỉ có thể dọn cho vua chén cơm trắng cùng một ít rau các loại xếp xung quanh.

Lúc này, vua đói và mệt nên đã ăn ngon lành hết sạch chén cơm. Khi về cung, ngài cứ lưu luyến mãi hương vị nên sai đầu bếp thêm các nguyên liệu chế biến lại. Về sau, món cơm được đặt tên là “cơm âm phủ”.

Tuy nhiên, bên cạnh câu chuyện này cũng có nhiều giả thuyết khác cho biết, cơm âm phủ thực chất là do một doanh nhân mở ra hồi đầu thế kỷ XIX. Quán dựng ở vùng đất vắng, lại thường mở tới khuya phục vụ khách chủ yếu là người đi xem tuồng, hội, ca, múa…

Trong quán chỉ sử dụng một chiếc đèn dầu cháy leo lắt, lại chỉ bán duy nhất món cơm bình dân trộn lẫn với thịt nạc, rau củ quả, ăn kèm nước chấm đủ ngũ sắc (trắng, xanh, vàng, đỏ, đen) nên khách hàng vui miệng mà gọi tên món cơm quán ấy là cơm âm phủ.

Dù truyền thuyết, nguồn gốc cơm âm phủ có khác nhau, nhưng khi món ăn được đưa ra, bạn sẽ bị thu hút bởi sự độc đáo trong nghệ thuật trình bày cũng như hương vị thơm ngon rất khó trộn lẫn. Với món cơm âm phủ truyền thống, thông thường cơm trắng sẽ được đặt ở giữa, xung quanh lần lượt là các món rau củ, thịt nướng, trứng tráng, giò lụa và tôm được đặt đối xứng đan xen với nhau…

Trong đó, cơm phải được nấu từ gạo ngon, thơm và dẻo, thịt nướng phải là loại thịt nạc vai tươi ngon, đem đi thái bản mỏng rồi ướp với gia vị sau đó nướng trên than củi. Giò lụa được làm bằng thịt heo quết nhuyễn, gói thành từng thanh nhỏ. Thêm vào đó là trứng vịt đổ mỏng, tôm chà bông; rau thơm các loại, dưa leo cắt sợi... Tất cả các thứ này đều được cắt dạng sợi nhỏ.


Khi trình bày có thể trộn sẵn với nhau hoặc để thực khách tự trộn đều. Ngoài ra, khi ăn kèm với cơm âm phủ không thể thiếu một chén nước mắm có pha tỏi, đường, nước cốt chanh. Rưới nước mắm và trộn đều cơm cùng các loại thức ăn trước khi thưởng thức.

Sự tổng hòa về màu sắc và sự hòa quyện các nguyên liệu sẽ mang lại hương vị đặc trưng, khó lẫn cho thực khách tour hè 2018.

Trước kia, cơm âm phủ thường dành cho những người lao động đêm, là món giúp họ chắc bụng, đủ sức cho những giờ mưu sinh nhọc nhằn. Nhưng ngày nay, món ăn này xuất hiện từ những quán ăn bình dân cho đến những nhà hàng sang trọng. Tới Huế, bạn có thể ghé quán cơm âm phủ ở 35 hoặc 51 Nguyễn Thái Học để thưởng thức món ăn vừa giản dị, vừa phảng phất phong cách cung đình này.

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

Thưởng thức bánh hỏi lòng heo ngon nổi tiếng của Phú Yên

 Nếu có dịp du lịch đến Phú Yên, ngoài ngắm những cảnh đẹp như mơ du khách du lịch hè 2018 không thể bỏ qua những món đặc sản của Xứ Nẫu, trong đó có món bánh hỏi lòng heo ngon nổi tiếng.

Món bánh hỏi gắn bó mật thiết đến nỗi người dân bảo rằng "đến đây mà chưa ăn qua món này thì coi như chưa tới". Đó chính là bánh hỏi lòng heo đất Phú Yên


Ở Phú Yên, bánh hỏi được làm từ bột gạo và có quy trình chế biến đặc biệt công phu, tỉ mỉ.

Bánh hỏi thường gia vị thêm mỡ hành, ăn kèm với thịt quay, thịt nướng, lòng heo… đây là món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ, cúng giỗ, cưới hỏi, lễ cúng ở đình, chùa của người dân và là một nét văn hóa ẩm thực của các địa phương.

Tiêu chuẩn của một đĩa bánh hỏi ngon là cọng bánh phải nhỏ bằng que tăm tre, các miếng bánh không bị rời ra hay vón cục, khi cắn vào miệng người ăn không thấy bở, lúc nhai kỹ thì cảm nhận được vị ngọt của bột gạo, vị béo của dầu dừa và mùi thơm của rau hẹ.

Tất cả hỗn hợp ấy sẽ hòa lẫn cùng vị bùi của miếng gan heo, vị béo của miếng phèo non hoặc miếng thịt ba chỉ được luộc khéo để thành món ăn sáng được xếp vào hàng đặc sản của vùng đất một thời nổi tiếng.


Ăn bánh hỏi, bạn hoàn toàn yên tâm về sự ngon, lành của nó. Màu trắng đục là màu của bột gạo, vì bất cứ hóa chất nào trộn vô bột đều không thể hấp thành bánh. Người ta thêm lá hẹ thái nhỏ phi dầu bóng loáng thoa lên miếng bánh trông thật mướt mắt. Từng miếng bánh hỏi trắng tinh, óng ánh sắc xanh của lá hẹ chỉ nhìn thôi cũng đã cồn cào.

Riêng công đoạn chọn thịt, luộc lòng cũng không phải là điều đơn giản. Muốn đĩa lòng heo được ngon, người chủ phải chọn con heo mới thịt. Đĩa lòng phải có đủ tim, gan, cật, phèo non và nhất định không thể thiếu miếng thịt ba chỉ, loại lấy dưới nây bụng. Khi luộc, thịt và lòng được xâu vào một sợi lạt tre, chờ nước sôi già thả nguyên xâu lòng vào chừng mười phút.

Vấn đề quan trọng của việc luộc thịt và lòng không phải là làm thế nào cho chín mà phải làm thế nào cho ngon. Muốn lòng và thịt ngọt ngon, có độ giòn thì sau khi vớt thịt khỏi nồi nước sôi lập tức thả ngay vào một thau nước đá cục được chuẩn bị sẵn. Chính cái lạnh của đá sẽ làm cho bề mặt miếng thịt se lại, giữ nước ngọt của thịt và đặc biệt làm cho miếng thịt, miếng lòng vừa trắng vừa giòn.


Mỗi khi ăn, từng lá bánh được gỡ bày ra đĩa rồi phết lên đó hỗn hợp dầu dừa pha với lá hẹ xắt thật nhỏ. Dầu dừa phải là loại dầu ép tay vàng óng có màu mật ong được thắng tới thơm lừng. Lá hẹ phải là loại hẹ chỉ, hơi cay và thơm (không bao giờ dùng hành lá hay hẹ trâu lớn cọng mà không hương vị như ở thành phố). Rồi là thứ nước nhìn vào sóng sánh rất bắt mắt, khi nếm, một lúc lâu sau vẫn còn vị mặn, mùi thơm đọng trên đầu lưỡi.

Dùng kèm bánh hỏi là các loại rau sống và chuối chát non được xắt lát mỏng (tên gọi loại chuối nhiều hột thường dùng để ngâm rượu), để hưởng hết hương vị ngọt bùi của hạt gạo quê hương, người ta không ăn với tôm chà bông như kiểu ăn của người Huế hay ăn cùng nhân tôm thịt theo kiểu người Sài Gòn mà lại ăn cùng lòng heo – thịt luộc. Một đĩa lòng heo dọn kèm đĩa bánh hỏi, cộng thêm đĩa rau sống tươi xanh và chén mắm pha gia vị vừa phải sẽ tạo nên hương vị đậm đà đặc biệt.

Bởi thế, du khách tour du lịch Quy Nhơn Phú Yên có thể ăn bánh hỏi bất kể sáng, trưa, chiều, tối đều rất ngon. Bánh hỏi nổi tiếng nhất là ăn kèm với lòng heo luộc và một bát cháo loãng, nấu bằng huyết và thịt nạc băm ngọt lịm. Đĩa lòng heo luộc rất khéo, đủ tim, gan, cật, phèo non và thịt ba chỉ, vừa giòn lại vừa mềm, ngọt. Nhớ phải húp cháo sột soạt lúc còn nghi ngút khói mới đúng điệu.