Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Ghé thăm 4 ngôi chùa nổi tiếng của Đà Lạt

Cùng với thành phố Huế, Đà Lạt là một trong những thành phố của nước ta nổi tiếng có nhiều chùa. Các đoàn du khách cả trong và ngoài nước khi đi du lịch Đà Lạt đều không quên lựa chọn một vài cảnh chùa để ghé đến chiêm bái. Có lẽ rất khó để đếm được hết số lượng chùa tại Đà Lạt, những ngôi chùa nhỏ nép mình bên rặng thông, những ngôi chùa bề thế chênh vênh bên sườn núi, những ngôi chùa cổ rêu phong, thanh tịnh…Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn 4 ngôi chùa nổi tiếng của Đà Lạt, để bạn không lỡ dịp ghé thăm khi đến với phố núi này.

Chùa Linh Phong


Còn có tên gọi đầy đủ là Chùa sư nữ Linh Phong, được xây dựng từ năm 1944, chùa Linh Phong toạ lạc trên con đường Hoàng Hoa Thám yên tĩnh, chập chùng núi đồi của thành phố Đà Lạt. Từng bậc thềm đá rêu phong dẫn lối, mái chùa cổ linh thiêng với sân chùa rợp bóng cây xanh dần hiện ra giúp du khách cảm thấy thư thái, tĩnh lặng. Đặc biệt chùa Linh Phong còn giữ được những bức tượng Phật lâu đời vô giá với những đường nét tạc sống động. Đây sẽ là điểm dừng chân ý nghĩa mà bạn không nên bỏ qua.

Chùa Linh Phước – Chùa Ve Chai

Chùa Linh Phước thường được biết tới với tên gọi quen thuộc Chùa Ve Chai, thuộc địa bàn Trại Mát, được mở cửa cho phật tử gần xa đến chiêm bái vào năm 1952. Điểm độc đáo nhất của Chùa Ve Chai là bức tượng rồng sống động uốn lượn dài 49 mét được làm từ 12.000 vỏ chai bia, một công trình chạm khắc đặc sắc nổi tiếng không chỉ trong thành phố Đà Lạt mà còn khắp cả nước. Ngoài ra, chùa Linh Phước còn sở hữu bộ sưu tập quý giá với vô số các tuyệt tác được làm từ đá quý, sành sứ cổ và đồ gỗ mỹ nghệ.

Chùa Linh Sơn

Chùa Linh SơnTuy có phần khiêm tốn và dung dị hơn so với những ngôi chùa tiếng tăm khác, chùa Linh Sơn vẫn đều đặn chào đón lượng lớn du khách trong và ngoài nước ghé đến tham quan mỗi năm. Toạ lạc trên một ngọn đồi thuộc đường Nguyễn Văn Trỗi, cách trung tâm thành phố khoảng 2 km, chùa Linh Sơn được xây dựng vào năm 1938 theo lối kiến trúc Á Đông giản dị, hài hoà. Ngoài cơ hội chiêm bái những bức tượng Phật lâu đời được chạm khắc sống động như tượng Bồ tát Quán Thế Âm đứng trên đài sen, tượng Phật Thích Ca bằng đồng…, du khách còn có thể đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, hữu tình quanh chùa.

Chùa Thiên Vương Cổ Sát


Ngôi chùa này còn được người dân Đà Lạt gọi bằng cái tên thân thuộc hơn như Chùa Tàu, hoặc chùa Phật Trầm. Chùa được xây dựng vào năm 1958, theo phong cách Trung Hoa truyền thống, gồm 3 gian nhà ngang lợp mái tôn đỏ giản dị. Sau đợt trùng tu năm 1989, chùa mới có dung mạo khang trang, rộng rãi như ngày nay nhưng vẫn lưu giữ được những điểm nhấn đặc sắc của kiến trúc xưa. Đặc biệt, Chùa Thiên Vương Cổ Sát hiện sở hữu hệ thống tượng Phật quý rất lâu đời được tạc sống động, khiến khách chiêm bái không khỏi cúi đầu hành lễ.

Có thể nói chùa chiền không chỉ là điểm nhấn tâm linh của người dân Đà Lạt, mà còn là một điểm tham quan Đà Lạt khá ý nghĩa với khách du lịch, làm cho ngành du lịch địa phương thêm phần phong phú. Đã đến với Thành phố ngàn hoa mà chưa tham quan một trong các ngôi chùa lâu đời hẳn sẽ là điều rất đáng tiếc, vì thế bạn đừng để lỡ dịp tham quan một trong 4 ngôi chùa Đà Lạt nổi tiếng như đề cập ở trên nhé.

4 điểm dừng chân đầy hấp dẫn của đảo ngọc Phú Quốc

Đảo Phú Quốc, hòn ngọc du lịch nổi lên giữa biển khơi nước ta được ví như tuyệt phẩm của thiên nhiên. Bức tranh thiên nhiên hữu tình, còn nguyên nét hoang sơ với biển xanh, cát trắng luôn ẩn chứa một ma lực kỳ lạ, hút hồn du khách. Tuy nhiên, du lịch Phú Quốc 4 ngày 3 đêm không chỉ có biển, mà còn dành tặng cho du khách vô số những điểm tham quan ý nghĩa và không kém phần thú vị khác. Mời các bạn cùng điểm qua 4 điểm dừng chân tuy khiêm tốn nhưng lại rất quen thuộc, luôn góp phần làm thi vị thêm các lộ trình du lịch tại đảo ngọc.

Đền thờ Nguyễn Trung Trực


Ngôi đền thờ giản dị, là điểm du lịch Phú Quốc có phần lặng lẽ. Tuy có kiến trúc không quá đặc sắc, nhưng đền mang nét đẹp cổ kính, linh thiêng và lâu đời, vẫn luôn thu hút du khách thập phương tìm đến tham quan, thắp nén hương cầu bình an. Đền thờ Nguyễn Trung Trực nằm ngay mũi Gành Dầu, cách bãi Dài khoảng 1 km, là nơi người dân Phú Quốc ghi nhận công ơn vị anh hùng dân tộc quả cảm Nguyễn Trung Trực. Dừng chân ghé đến nơi đây, du khách sẽ có dịp nghe lại những câu chuyện đáng khâm phục về ông, cũng như tham quan kiến trúc tiêu biểu của đình đền Việt Nam ta thời trước. Từ sân đền, du khách còn có thể nhìn thấy dải đất của nước bạn Campuchia.

Bảo tàng Cội Nguồn

Trong dánh sách các điểm đến của Phú Quốc, hầu như không thể thiếu được cái tên Bảo tàng Cội Nguồn. Nằm trên một triền đồi với khung cảnh thiên nhiên trữ tình bao quanh, trên cung đường Trần Hưng Đạo, thị trấn Dương Đông, bảo tàng Cội Nguồn như một làn gió mới, điểm sáng thú vị cho ngành du lịch Phú Quốc. Tuy là bảo tàng tư nhân nhưng bảo tàng Cội Nguồn lại sở hữu bộ sưu tập hơn 2.000 hiện vật quý hiếm, trong đó có hơn 1.100 cổ vật vô giá. Đến tham quan bảo tàng, du khách tour đi Phú Quốc 3 ngày 2 đêm sẽ được giới thiệu toàn bộ lịch sử tự nhiên, sinh vật cảnh và văn hoá của đảo Phú Quốc theo từng chuyên đề riêng, vô cùng thú vị và cuốn hút.

Dinh Cậu


Đi du lịch ở Phú Quốc, chắc chắn phải ghé đến thăm Dinh Cậu. Có vị trí đắc địa, Dinh Cậu nằm ngay tại cửa sông Dương Đông, là một trong những công trình kiến trúc cổ xưa và độc đáo nhất trên đảo. Nơi vùng biển khơi nhô lên một mỏm núi đá gai góc, người dân Phú Quốc xưa đã cùng nhau lập miếu thờ Cậu – vị hộ thần giúp mưa thuận gió hoà trong văn hoá tín ngưỡng của người dân miền biển tại đây. Dinh Cậu ngoài nét đẹp linh thiêng, còn là danh lam thắng cảnh độc đáo, biểu tượng của đảo Phú Quốc.

Chùa Hộ Quốc

Có tên gọi đầy đủ là Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc, chùa thuộc ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, Phú Quốc. Lưng chùa tựa vào ngọn núi Đang Cưu sừng sững vững chãi, mặt hướng ra biển khơi mênh mông, nhờ vậy chùa có khung cảnh thiên nhiên hữu tình tuyệt đẹp, khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng. Kiến trúc chùa được xây dựng theo phong cách đan xen thời Lý và Trần, khang trang, nổi bậc mà vẫn linh thiêng, trầm mặc.

Phú Quốc vẫn còn nhiều nữa những điểm tham quan nổi tiếng khác để bạn lựa chọn cho chuyến du lịch sắp tới. Chúc bạn có chuyến du lịch đến đảo ngọc tuyệt đẹp trọn vẹn và nhiều kỷ niệm khó quên.

Không gian kiến trúc cổ kính của nhà thờ Mằng Lăng

Với du khách xa gần, Phú Yên có thể là điểm đến mới trong các hành trình du lịch trong nước. Điểm đến mới này hấp dẫn du khách bởi bao điều từ cảnh quan, văn hóa đến kiến trúc. Và đề cập đến kiến trúc, hẳn sẽ phải có dịp nói đến nhà thờ Mằng Lăng.


Không gì thú vị hơn khi du khách tour du lịch Quy Nhơn Phú Yên được tận mắt chứng kiến một công trình cổ có niên đại hàng trăm tuổi, vẫn đứng sừng sững giữa đất trời mặc cho thời gian biến đổi. Cảm giác hòa mình vào giữa không gian cổ xưa nhưng được đặt trong nhịp thở của thời hiện tại quả mang tính tái hiện, tính trải nghiệm rất thú vị. Và đến Phú Yên, để tận hưởng cảm giác đó, du khách phải đặt chân đến nhà thờ Mằng Lăng, tọa lạc trên sông Cái, thôn Hội Phú, xã An Ninh Tây, huyện Tuy Hòa.

Nhà thờ Mằng Lăng có thể được xem là một trong những điểm du lịch Phú Yên rất giá trị bởi đây là nhà thờ cổ nhất Phú Yên. Được xây dựng vào năm 1892, đến nay nhà thờ đã có niên đại trên 120 tuổi. Nét cổ kính của nhà thờ Mằng Lăng không chỉ hấp dẫn bà con tín đồ Công giáo trong địa phương, mà còn thu hút rất nhiều du khách khắp mọi miền đất nước.

Nhà thờ được xây dựng trong diện tích 5.000m2. Khối kiến trúc của nhà thờ tuân theo lối kiến trúc Gothic vô cùng đẹp mắt và có chút bí ẩn. Gần như toàn bộ công trình nhà thờ được sơn một màu xám nhẹ, trông thanh sạch và gần gũi. Sự gần gũi của nhà thờ Mằng Lăng còn được tô điểm thêm bởi các hoa văn đơn giản xung quanh nhà thờ, bởi các vườn cây xinh xắn trong khuôn viên đang đua nhau tỏa bóng.

Vào các ngày cuối tuần, nhà thờ Mằng Lăng được tiếp thêm sức sống từ các tín đồ Công giáo đông đảo đến tham gia thánh lễ. Vẻ đẹp tín ngưỡng được toát ra từ khắp bốn bề của nhà thờ cổ. Vào những ngày khác trong tuần, dù ít nhộn nhịp hơn nhưng nhà thờ Mằng Lăng vẫn hiền hòa lan tỏa tiếng chuông của mình, như một lời kinh cầu an lành gửi đến vạn vật. Và nếu du khách không phải là tín đồ Công giáo, du khách vẫn có thể tham quan và cảm nhận vẻ đẹp của nhà thờ Mằng Lăng, thông qua nghệ thuật kiến trúc và cảnh trí tươi đẹp ở đây.


Trong sân nhà thờ có một khu hầm được xây dựng rất công phu. Bên trong hầm là công trình tái hiện lại câu chuyện về thánh Anrê, được chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo. Ngoài ra, hầm còn là nơi lưu giữ sách quốc ngữ đầu tiên được in vào năm 1651 tại Ý. Bên cạnh đó, nhà thờ Mằng Lăng còn lưu giữ một số hiện vật quý, trong đó có bộ bàn ghế làm từ gỗ mằng lăng, có đường kính 1,5m.

Có dịp đi tour Phú Yên Quy Nhơn, ghé đến với nhà thờ Mằng Lăng, trước hết là cảm nhận nét đẹp cổ kính của nhà thờ, sau đó còn là sự rung cảm trước tình thương nhân ái đang tồn tại trong lòng nhà thờ. Bởi trong nhà thờ còn có Cô nhi viện Mằng Lăng. Cô nhi viện hiện đang nuôi dưỡng hàng chục bé sơ sinh cơ nhỡ, hoàn cảnh bất hạnh. Sau chuyến du lịch đến nhà thờ Mằng Lăng, chắc chắn du khách sẽ thêm yêu cuộc sống, thêm yêu những điều hạnh phúc giản dị tự nhiên.