Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

Vẻ đẹp tự nhiên tuyệt vời của chùa Tam Thanh

Được mệnh danh là “ Đệ nhất bát cảnh xứ Lạng” . Chùa Tam Thanh Lạng Sơn từ lâu là một địa chỉ du lịch tâm linh ấn tượng bởi vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ như chống bồng lai, một không gian tuyệt vời giữa thiên tạo và ước vọng của con người.

Chùa bên trong hang động

Chùa Tam Thanh tọa lạc bên trong núi đá, còn gọi là động Tam Thanh thuộc thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Theo sử liệu, chùa được xây dựng từ thời nhà Lê. Ngày nay nhiều dấu ấn lịch sử được thể hiện một cách khá rõ nét trên nhiều di tích của chùa.


Tên gọi Tam Thanh chỉ quần thể gồm ba hang động Nhất Thanh, Nhị Thanh và Tam Thanh. Chùa Tam Thanh được xây dựng trong động Tam Thanh nên chùa được lấy tên theo động.

Trên nền trời mây phủ quanh năm, giữa trùng điệp núi non hiểm trở. Sự hùng vĩ của đất trời biên cương càng làm cho chốn tâm linh trở nên huyền ảo, diệu kỳ và nhuốm màu sắc tâm linh.

Động Tam Thanh nằm tựa mình vào dãy núi có hình đàn voi nằm phục trên thảm cỏ xanh. Cửa động hướng về phía Đông, được những hàng cây cổ thụ bao phủ, che chắn như một án bình phong trấn giữ trước cửa thiền.

Bước chân vào động vãng cảnh chùa. Đầu tiên, bạn phải bước qua 30 bậc đá được người xưa đục sâu vào sường núi làm lối đi. Cứ mỗi bước chân đi lên, cảnh sắc xung quanh cũng dần thay đổi. Những hàng cây ven đường như muốn tỏa lại, chen chắn ngày càng dày thêm. Vách đá hai bên đường dựng đứng, cheo leo như thách thức.

Vào cửa động, đi qua cổng Tam quan các bạn sẽ thấy một không gian tâm linh, huyền bí đến ảo diệu. Từng gian thờ Phật được đặt ở nhiều vị trí khác nhau. Rất trang trọng, uy nghiêm chen lẫn giữa những thạch bàn sơn tạo.


Vách động trước cửa hang có bài thơ của Ngô Thì Sĩ ( 1726 – 1780) ca gợi vẻ đẹp hùng vĩ của đất trời. Bài thơ có đoạn viết: “ Suối trong tuôn chảy trong hàng trăm mỏm đá như đang trò chuyện. Quay lưng nhình lại ngọn núi phía trước thấy hòn Vọng Phu”.

Ngoài bài thơ trứ danh của Ngô Thì Sĩ. Chùa Tam Thanh Lạng Sơn còn khiến cho du khách du xuân đầu năm mãn nhãn với tượng phật A Di Đà màu trắng, mềm mại, thuần khiết nhưng cũng rất trang nghiêm. Pho tượng được tạc thẳng vào vách đá trong tư thế đứng trong hình lá đề. Tượng Phật mang phong cách kiến trúc và thể hiện một phần nào tư tưởng phật giáo nước ta thời Lê – Mạc. Tượng cao 202cm, rộng 65 cm trong tư thế áo cà sa buôn dài, chân định tuệ, tay chỉ xuống đất.

Bên trong chùa có nhiều dấu ấn văn hóa – lịch sử được thể hiện rõ nét qua nhiều bài thi, phú của các bậc tiền nhân. Điều đặc biệt ở chùa Tam Thanh không chỉ có là nơi thờ tôn tượng Thích Ca và chư Phật. Trong thời kỳ Tam giáo đồng nguyên, có lúc, chùa còn là nơi thờ Khổng Tử và Lão Tử – hai bậc minh triết của Nho giáo và Đạo giáo. Đây có lẽ là điều hiếm có ở bất kỳ một ngôi chùa nào ở Việt Nam.

Vào sau trong hang động, các bạn không khỏi ngỡ ngàng trước không gian tuyệt trần từ những hồ nước trong xanh, thác nước rả rích đêm ngày.

Một trong số đó là hồ Âm Ty, hồ nước đẹp nhất trong quần thể hang động ở Tam Thanh. Quanh năm, hồ Âm Ty quanh có màu nước xanh tươi, được bao phủ và xen cài của muôn trùng nhũ đá.


Nếu  lên xứ Lạng vào những ngày đầu xuân bạn đừng quên tham gia lễ hội chùa Tam Thanh Lạng Sơn vào rằm tháng giêng âm lịch. Tại lễ hội, nhiều nghi thức thực hành văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc thiểu số vùng cao sẽ được tái hiện một cách đầy đủ và trọn vẹn. Các bạn sẽ có cơ hội tham gia vào các  trò chơi dân gian, đánh cờ người, bi sắt…đầy sôi động và nhộn nhịp.

Chốn tâm linh lặng tiếng chuông đời

Thật khó có thể nói cảm giác thư thái khi đặt chân đến chốn thiền môn sau những chuỗi ngày mệt mỏi, bận rộn vì công việc và mưu sinh.

Mọi lo âu nặng trĩu của nhân tình thế thái, oán hận, bi lụy ở đời nhường như bị xua tan trong phút chốc.  Bước qua cánh cửa Tam Quan lòng hết muộn phiền, đến hồ Âm Ty như thấy “ thiên đường” mở ra.

Cảnh đẹp của tạo hóa cùng với bàn tay của con người luôn ước vọng vào những điều tốt đẹp. Chùa Tam Thanh Lạng Sơn – bình dị mà thoát tục, gần gũi mà thanh cao, khiêm cung mà uy vũ.

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

Bức tranh sơn thủy hữu tình của đền Đông Cuông

Có một ngôi đền từ lâu nức tiếng ở tả ngạn thượng lưu sông Hồng, đó là đền Đông Cuông, tọa lạc ở thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Giá trị của đền Đông Cuông không chỉ ở bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng, tâm linh, mà còn hấp dẫn du khách tour lễ hội đầu năm thập thương bởi ngôi đền nằm trong không gian, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Đền Đông Cuông đã được xếp hạng Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia từ năm 2009.


Đền Đuông Cuông còn có tên gọi khác là đền Đông Quang, đền Thần Vệ Quốc. Người xưa đã khéo chọn phương cắm hướng đẹp nhất của vùng thượng lưu châu thổ sông Hồng để xây dựng đền Đông Cuông. Thế đất binh sự-phên giậu nhưng không xa rời thế nhân, nơi đền tọa lạc rất tĩnh tại mà không hề hiu quạnh. Vì thế, vừa bước chân vào khuôn viên ngôi đền, du khách cảm thấy thư thái tâm hồn bởi không gian thoáng đãng, phía sau và bên phải, bên trái ngôi đền là một màu xanh mướt mát của núi rừng, đồng ruộng, cỏ cây, còn phía trước mặt đền là dòng sông Hồng mênh mang nước chảy. Nằm dưới những tán lá sum suê của cây đa ngót 800 tuổi quanh năm tỏa bóng mát, đền Đông Cuông như ở giữa một bức tranh thiên nhiên sơn thủy hữu tình.

Nét độc đáo làm nên vẻ đẹp của Đông Cuông bởi ngôi đền này không chỉ thờ Mẫu Đệ nhị Thượng ngàn, mà còn thờ các thần Vệ quốc-các vị thần người bản địa đã có công giúp dân dẹp giặc Nguyên-Mông như Hà Đặc, Hà Chương, Hà Bổng… Một số người địa phương thuộc nghĩa quân Tày, Nùng, Dao tham gia khởi nghĩa chống Pháp (những năm 1913-1914) thất bại, bị chính quyền Pháp giết hại cũng được người dân bản địa tôn thờ tại đền Đông Cuông.

Trong tâm thức của người dân nơi đây, Mẫu Thượng ngàn đã trở thành con người thực, gắn liền với sông núi, hóa thân thành thần bản địa để nâng đỡ, che chở cho đồng bào các dân tộc trong vùng, vì thế bà con luôn coi Đông Cuông là một ngôi đền linh thiêng. Đền Mẫu Thượng ngàn Đông Cuông nằm trong trục văn hóa tâm linh dọc sông Hồng, gồm đền Mẫu Âu Cơ (Phú Thọ), đền Mẫu Đông Cuông (Yên Bái) và đền Bảo Hà (Lào Cai). Người dân vùng thượng lưu sông Hồng có câu ca lưu truyền: “Thứ nhất là hội Đền Hùng, thứ nhì là hội Đông Cuông” để nói lên tính chất đông vui, nhộn nhịp của hai lễ hội truyền thống trong vùng. Hằng năm, Lễ hội đền Đông Cuông Yên Bái được tổ chức vào ngày Mão đầu tiên của tháng Giêng và tháng Chín (âm lịch), vật tế là trâu trắng (tháng Giêng) và trâu đen (tháng Chín). Ngoài phần lễ, phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian truyền thống như múa dân gian, hát chèo, diễn tích, ném còn, đánh vật... với ước vọng cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống an lành.


Trong khuôn khổ các hoạt động Năm Du lịch Quốc gia 2017-Lào Cai-Tây Bắc với chủ đề “Sắc màu Tây Bắc”, trong hai ngày 20 và 21-5-2017, tại đền Đông Cuông, UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn lần đầu tiên, thu hút sự tham gia của 54 bản hội đến từ 19 tỉnh, thành phố trong cả nước. Nhiều hoạt động tại Festival này đã quảng bá, giới thiệu rộng rãi những nét văn hóa đặc sắc của đền Đông Cuông nói riêng và tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt-Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại nói chung, như: Carnaval thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu; thực hành 36 giá đồng; triển lãm, trưng bày tranh, ảnh, thực hành nghi lễ thờ Mẫu, các nghi lễ của các dân tộc trong vùng; trình diễn trang phục khăn chầu áo ngự...