Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Wifi tốc độ cao miễn phí tại khu du lịch chùa Hương 2016

Trong thời gian tới, VNPT Hà Nội sẽ tiến hành lắp đặt hệ thống cáp quang tốc độ cao miễn phí tại khu vực chùa Hương phục vụ du khách du lịch chùa Hương.

Thông tin trên được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức - Nguyễn Văn Hoạt, cho biết tại buổi họp báo về công tác chuẩn bị lễ hội du lịch chùa Hương 2016.


Khi đi trẩy hội Chùa Hương, du khách tham gia du lịch chùa Hương sẽ được sử dụng wifi tốc độ cao miễn phí của VNPT Hà Nội.

Như vậy, sau khu vực Bờ Hồ Hoàn Kiếm, chùa Hương là khu vực thứ hai của Hà Nội được sử dụng sóng wifi miễn phí. Đây là nỗ lực của huyện Mỹ Đức và các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách đi trẩy hội chùa Hương.

Ngoài ra, UBND huyện Mỹ Đức cũng đang đề xuất UBND TP Hà Nội cho phép triển khai tuyến xe buýt trợ giá về tới khu vực chùa Hương, tạo điều kiện đi lại dễ dàng, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với tour chùa Hương 1 ngày. Công việc đang được triển khai khẩn trương để đưa tuyến xe buýt này đi vào hoạt động trong thời gian sớm nhất, phục vụ ngay trong mùa lễ hội năm nay.

Hiện nay, các cơ quan liên quan đã xây dựng xong đề án, khảo sát xong hạ tầng và đang chờ triển khai.

Để đảm bảo ANTT cho lễ hội năm 2016, Ban tổ chức đã có kế hoạch phân luồng giao thông vào những ngày đông khách hoặc tạm dừng vận chuyển khách bằng cáp treo, phối hợp với công an các quận, huyện xử lý triệt để các đối tượng đón khách từ xa; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình ép giá, ép khách, gây nhũng nhiễu đòi tiền bồi dưỡng của khách du lịch chùa Hương.

Lễ hội chùa Hương sẽ khai hội vào ngày 13/2 (tức mùng 6 tháng Giêng âm lịch) kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.

Doanh thu của du lịch chùa Hương 2015 là bao nhiêu?

Mỗi mùa lễ hội có khoảng 1,4 triệu lượt khách du lịch chùa Hương. Mỗi khách chi tiêu trung bình 300.000 - 400.000 đồng thì tổng doanh thu của lễ hội mới được khoảng 550 tỉ đồng.

Người dân đi du lịch chùa Hương 1 ngày chen nhau bôi tiền, nhét tiền vào miệng sư tử đá trước chùa Thiên Trù - Ảnh tư liệu.

Giải đáp một số thông tin nói rằng số tiền thu được ở du lịch chùa Hương mỗi mùa lễ hội khoảng 700 tỉ đồng nhưng vẫn phải xin từ ngân sách để đầu tư các hạng mục ở đây, ông Nguyễn Văn Hậu - phó chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Hà Nội, trưởng ban tổ chức lễ hội chùa Hương 2016 - trả lời:

“Mỗi mùa lễ hội có khoảng 1,4 triệu lượt khách đến du lịch chùa Hương. Mỗi khách chi tiêu trung bình 300.000 - 400.000 đồng thì tổng doanh thu của lễ hội mới được khoảng 550 tỉ đồng.

Tuy nhiên số tiền này phần lớn là doanh thu của những hộ kinh doanh trong khu vực lễ hội như chèo đò, kinh doanh thực phẩm... Còn ban tổ chức lễ hội chỉ thu 49.000 đồng/du khách tiền vé thì mỗi năm chỉ được 60 - 70 tỉ đồng thôi”.

Đó là thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo công bố kế hoạch quản lý và tổ chức Lễ hội du lịch chùa Hương 2016 sáng 18-1.

Chùa Hương sẽ khai hội vào mùng 6 tháng giêng hằng năm và kéo dài trong ba tháng sau đó. Ban tổ chức cho biết Lễ hội du lịch chùa Hương 2016 sẽ có chủ đề Lễ hội kỷ cương - văn minh du lịch với mục tiêu đảm bảo an toàn, văn minh, lịch sự.

Mùa lễ hội 2016, khu vực chùa Hương sẽ lần đầu tiên được phủ sóng WiFi và bố trí xe buýt chất lượng cao phục vụ du khách trẩy hội.

Về các phương tiện thuyền, đò phục vụ du khách, ông Hậu cho biết năm nay có 4.395 phương tiện đò tham gia chở khách.

“Loại đò nhỏ nhất ở đây chở được sáu người, nhưng có trường hợp khách du lịch chỉ đi 2 - 3 người trên một chuyến thì phải có phụ thu thêm cho người chở đò” - ông Hậu giải thích về những ý kiến cho rằng nhiều du khách bị “chặt chém” khi đi đò ở chùa Hương.

Khách hành hương đi đò tại lễ hội chùa Hương - Ảnh tư liệu.

Trong thời gian diễn ra lễ hội, ban tổ chức sẽ công khai đường dây nóng là các số điện thoại di động của thành viên ban tổ chức lễ hội, trong đó có số của ông Nguyễn Văn Hậu.

Tuy nhiên, có PV đặt câu hỏi khi gọi và nhắn tin vào số của ông Hậu nhiều lần mà không nhận được hồi âm thì đường dây nóng liệu có hiệu quả không, ông Hậu đáp rằng hiện nay chưa khai hội và ông còn rất nhiều công chuyện phải giải quyết.

Lễ hội chùa Hương

An ninh du lịch chùa Hương 2016 được tăng cường

Ngày 18-1, Sở Văn hóa-Thể thao Hà Nội, UBND huyện Mỹ Đức đã tổ chức họp báo giới thiệu Lễ hội chùa Hương năm 2016.

Có nhiều điểm mới trong mùa du lịch chùa Hương năm nay, cụ thể như: Đưa vào sử dụng miễn phí sóng wifi dọc khu vực bến Đục, suối Yến; cung cấp số điện thoại di động của lãnh đạo UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban tổ chức (BTC) Lễ hội chùa Hương 2016 và Trưởng Ban quản lý khu Di tích thắng cảnh Hương Sơn tại các biển báo đường dây nóng… nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách tour du lịch chùa Hương khi đi trẩy hội chùa Hương, đồng thời cập nhật nhanh nhất các thông tin du khách tour du lịch chùa Hương phản ảnh để có các biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, huyện cũng đang đề xuất UBND TP Hà Nội cho phép triển khai tuyến xe buýt trợ giá về tới khu vực chùa Hương, tạo điều kiện đi lại dễ dàng, an toàn cho du khách tour chùa Hương 1 ngày.



Lễ hội chùa Hương 2016 sẽ khai hội vào ngày 13-2 (tức mùng 6 tháng Giêng âm lịch).

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Du lịch Yên Tử chiêm ngưỡng thác Ngự Dội



Ở về phía Tây chùa Hoa Yên, con đường lát đá chia hai ngả: Một ngả dẫn xuống Ga Cáp treo 2; một ngả dài khoảng 400 mét đưa du khách du lịch Yên Tử 1 ngày vào cánh rừng nguyên sơ có những di tích và thắng cảnh độc đáo: Hàng cây tùng cổ, thác Ngự Dội, am Thiền Định, thác Vàng.

Hàng xích tùng hiện còn 11 cây được các Thiền sư trồng cách đây vài trăm năm bên bờ vực cheo leo, nghiêng về một phía, rễ cây trồi lên mặt đất và xuyên qua kẽ đá.


Thác Ngự Dội tương truyền là nơi Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông ngự tắm. Thác được tạo nên bởi một nhánh của suối Long Khê (Khe Rồng) dẫn nước ngầm từ lưng núi Yên Tử xuống, uốn lượn qua các thềm đứt gãy kiến tạo cách đây khoảng 10 triệu năm vượt qua địa hình dốc đứng mà thành. Thác cao 18m.

Gần thác Ngự Dội có am Thiền Định tương truyền là nơi tọa thiền của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Am xưa không còn, nay chỉ còn nền am.

Thác Vàng được tạo nên bởi nhánh thứ hai của suối Long Khê đổ xuống phía Tây thác Ngự Dội. Thác cao 14,5m. Cả hai thác Ngự Dội, thác Vàng có nước nhiều và đẹp nhất vào mùa mưa (từ tháng Năm đến tháng Tám) hàng năm thu hút rất đông du khách du lịch Yên Tử.

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Du lịch Yên Tử dừng chân bên chùa Giải Oan

Đây là nơi Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông lập đàn siêu độ oan hồn các thị hầu, cung phi trẫm mình dưới suối Hổ Khê.
Từ Nhà trưng bày hiện vật đi lên núi vài mươi bậc đá xếp là đến chùa Giải Oan. Ngôi chùa tựa lưng vào núi Ngọc, một ngọn núi thuộc Tổ sơn Yên Tử. Trước chùa là dòng suối Giải Oan. Tương truyền: Đây là nơi Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông lập đàn siêu độ oan hồn các thị hầu, cung phi trẫm mình dưới suối Hổ Khê.

Chùa xưa xây dựng vào thời Trần trên nền đàn tràng siêu độ giải kết oan hồn các thị hầu, cung phi. Ngôi chùa thời nay được xây dựng vào năm 1994, kiến trúc nền móng hình chữ “đinh” (), thờ tượng Phật theo nghi thức thờ tự chùa miền Bắc Việt Nam.

Bên chùa Điện Mẫu và Nhà Tổ. Điện Mẫu được tôn tạo năm 2003, là nơi duy nhất ở Yên Tử thờ thân mẫu vua Trần Nhân Tông là Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu, em gái đức Hưng Đạo Đại Vương. Trong Điện thờ nhiều tượng Mẫu có niên đại cổ. Nhà Tổ thờ tượng Tam Tổ Trúc Lâm và tượng chư Tổ chùa Giải Oan.

Trước chùa có 6 ngôi tháp mộ thờ xá lợi của các vị Thiền sư tu hành ở Giải Oan thuộc nhiều thế hệ, trong đó có Thiền sư Tâm Hoan Giác Linh (thị tịch ngày 14 tháng Giêng) và một vườn cây ăn quả (gồm: xoài, vải, mít...) được người xưa trồng cách đây vài trăm năm.

Theo Phật giáo, giải oan là cởi bỏ các mối kết buộc oan trái để thoát khỏi sinh tử luân hồi. Theo lộ trình hành hương du lịch Yên Tử từ chùa Trình (Bí Thượng) qua suối Giải Oan lên Yên Tử, chùa Giải Oan là nơi cởi bỏ các mối kết buộc oan trái, diệt trừ mọi phiền não, khổ đau nơi trần thế trước khi đi tiếp lên Cõi Phật trong hành trình du lịch Yên Tử.

Sau hồi nhà phía Tây Điện Mẫu chùa Giải Oan, đường lên du lịch Yên Tử được chia thành hai ngả: Một ngả sang nhà Ga Cáp treo lên Vườn tháp Huệ Quang, chùa Hoa Yên; một ngả đường bộ lên am Lò Rèn, Đường Tùng, Hòn Ngọc và Vườn tháp Huệ Quang.     

Du lịch Yên Tử: Ghé thăm thiền Viện Trúc Lâm

Chùa Lân - Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
Đây là nơi tu hành, giảng pháp của Tam Tổ Trúc Lâm thời Trần, Tổ Chân Nguyên… thời Hậu Lê



Từ chùa Cầm Thực, đi tiếp 3,5 km, tới Chùa Lân - Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. Chùa xưa có tên Long Động tự (chùa Động Rồng). Ngõ chùa rộng, nên xưa có câu: “Ngõ chùa Lân, sân chùa Muống, ruộng chùa Quỳnh”. Đây là nơi tu hành, giảng pháp của Tam Tổ Trúc Lâm thời Trần, Tổ Chân Nguyên… thời Hậu Lê và là một trong hai trung tâm (Vân Yên, Long Động) của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Dấu tích nền móng chùa thời Trần đã được phát lộ và được trưng bày tại bậc thềm ngôi Chính Điện của chùa.
Trước chùa có hai mươi hai ngôi tháp thờ xá lợi của các Thiền sư tu hành ở đây, hầu hết số tháp có niên đại thời Lê. Phía sau cung Tam Tổ Trúc Lâm có tháp Tịch Quang xây dựng năm 1726 thờ xá lợi của Tăng thống Chính giác Hòa thượng Chân Nguyên. Chùa còn lưu được những cây thông, cây đa vài trăm năm tuổi.

Thời kỳ chống Pháp, chùa Lân là cơ sở kháng chiến. Giặc Pháp phá chùa, nhân dân địa phương dựng lại trên nền chùa cũ với quy mô nhỏ.

Từ năm 2002, chùa Lân được xây dựng và trở thành Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử để làm nơi hướng dẫn tu thiền cho tăng, ni, Phật tử theo Thiền phái Trúc Lâm; nghiên cứu, bảo tồn các thư tịch, ấn phẩm văn hóa về du lịch Yên Tử và Thiền phái Trúc Lâm; tham quan du lịch Yên Tử, hành hương lễ Phật của du khách thập phương về du lịch Yên Tử, với các công trình: Chính điện, lầu trống, lầu chuông, Cung thờ Tam Tổ Trúc Lâm, Thiền đường, La Hán đường, Chánh Pháp đường, Bảo tàng, Thư viện, khu nội viện, ngoại viện, trai đường, hồ Tĩnh Tâm...

Theo Phật giáo, kỳ lân là linh vật có con mắt tinh tường soi thấu tâm, ý của con người. Trên lộ trình hành hương vào Yên Tử, du khách thập phương về du lịch Yên Tử ai cũng phải đi qua cổng chùa Lân rồi qua 9 suối để vào núi Yên Tử như vượt 9 tầng trời mới tới được cảnh giới Nhà Phật.

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Hướng dẫn cách đi du lịch Yên Tử 2016


“Mênh mênh mang mang phù vân Yên Tử

Vi vi vu vu Trúc Lâm Thiền Tự”

Lời bài hát của nhạc sỹ Phó Đức Phương được thể hiện qua giọng hát của nữ ca sỹ Mỹ Linh đã cho chúng ta cảm nhận được phần nào sự thanh tịnh, thư thái nơi chốn linh thiêng núi Yên Tử.

Núi Yên Tử là ngọn núi cao trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Núi nằm ở ranh giới giữa 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Núi Yên Tử là một dải núi cao nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam với hệ thống động thực vật phong phú và đa dạng đã được nhà nước công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên. Phía Đông dãy Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh và phía Tây thuộc tỉnh Bắc Giang.

Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo.

Nói đến du lịch Yên Tử điểm du lịch miền Bắc nổi tiếng là nói đến địa phận núi Yên Tử thuộc Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội khoảng 130 km. Từ Hà Nội và các tính lân cận đi về Yên Tử có thể đi bằng 2 cách : ô tô hoặc xe máy.

– Nếu bạn ở cách Yên Tử dưới 100km, bạn nên đi bằng xe máy để chủ động về phương tiện cũng như thời gian.

– Nếu bạn cách Yên Tử trên 100km, bạn nên đi bằng ô tô, tiết kiệm sức lực để leo núi.

Đến du lịch Yên Tử 1 ngày, bạn có thể gửi hành trang cá nhân ở phía dưới chân núi và nên mang theo những vật dụng đơn giản như chai nước, máy ảnh, gậy…để thuận tiện trong hành trình leo núi.

Có 2 cách để bạn du lịch Yên Tử : đi cáp treo hoặc leo bộ.

– Núi Yên Tử có 2 tuyến cáp treo được đặt cách nhau khoảng 3km. Điểm đầu của tuyến cáp treo thứ 1 cách chân núi Yên Tử khoảng 1,5km. Cáp treo là sự lựa chọn hoàn hảo cho khách du lịch có ít thời gian tham quan.

– Leo bộ : bạn sẽ mất khoảng 6 tiếng đồng hồ cho hành trình leo bộ của mình với khoảng 6000m.

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn biện pháp kết hợp giữa leo bộ và đi cáp treo để thưởng thức phong cảnh nơi đây đa dạng hơn. Bạn có thể chọn đi cáp treo 1 lượt lên hoặc 1 lượt xuống, tùy vào hành trình mà bạn muốn tham quan.
Cáp treo yên tử

Dưới đây là giá vé cáp treo tại núi Yên Tử :
Người lớn Trẻ em
Khứ hồi 2 tuyến 250.000 180.000
Khứ hồi tuyến 1 150.000 100.000
Khứ hồi tuyến 2 150.000 100.000
Một chiều tuyến 1 80.000 60.000
Một chiều tuyến 2 80.000 60.000


Các điểm tham quan Yên Tử: Suối Giải Oan, Chùa Hoa Yên, Chùa Một Mái, Chùa Đồng….

– Suối Giải Oan: Tục truyền xưa kia vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông rồi tìm đến cõi Phật. Vua Nhân Tông có rất nhiều cung tần và mỹ nữ. Họ đã khuyên ông trở về cung gấm nhưng không được nên đã gieo mình xuống suối tự vẫn. Vua Nhân Tông thương cảm cho họ nên lập một ngôi chùa siêu độ để giải oan, từ đó con suối mang tên Giải Oan.

– Chùa Hoa Yên: (hay còn gọi là: chùa Cả, chùa Phù Vân, chùa Vân Yên) nằm ở độ cao 543 m với hàng cây tùng cổ tương truyền được trồng từ khi vua Trần Nhân Tông lên tu hành trên Yên Tử.

Phía trên độ cao 700 m là chùa Vân Tiêu lẩn khuất trong mây bên triền núi.

– Chùa Đồng: Tọa lạc trên đỉnh Yên Tử cao 1.068 m. Chùa được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc tự. Đầu năm 2007, chùa Đồng mới được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất (cao 3 m, rộng 12 m², nặng 60 tấn) đã được đưa lên đỉnh Yên Tử.

– Dọc đường còn có một số điểm tham quan như Tháp Tổ, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, tượng đá Yên Kỳ Sinh, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên, các khu du lịch sinh thái Thác Vàng, Thác Bạc. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử xây trên nền dấu tích của chùa Lân mà đức Điếu Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông từng thuyết giảng chúng sinh. Đây là công trình thiền viện lớn nhất Việt Nam.

Lễ hội tại núi Yên Tử bắt đầu diễn ra từ ngày 10/01 đến hết tháng 03 âm lịch hàng năm. Vào mùa lễ hội, du khách thập phương về đây rất đông, nếu bạn muốn chiêm ngưỡng và cảm nhận được sự chốn “huyền không” Yên Tử trọn vẹn nhất, bạn nên đi vào thời gian sau lễ hội. Nếu bạn muốn đầu xuân leo núi, ngắm cảnh, cầu an bạn nên đi vào khoảng tháng 2 âm lịch.

Về việc ăn uống khi du lịch Yên Tử cũng có 2 cách: hoặc là bạn mang theo đồ ăn sẵn như bánh mỳ, xôi…hoặc là bạn ăn tại nhà hàng Hoa Yên với nhiều món đặc sản, nổi tiếng là món măng trúc…

Đi du lịch Yên Tử 1 ngày, bạn nên lựa chọn thời điểm bạn thư thái về thời gian nhất bởi bạn sẽ phải mất khá nhiều sức lực để leo núi. Nếu bạn đi vội, bạn sẽ không cảm nhận hết được vẻ đẹp huyền diệu nơi đây. Thời gian 2 ngày 1 đêm là khoảng thời gian vừa đủ để bạn leo núi, ngắm cảnh một cách thoải mái và giữ được sức khỏe tốt cho bản thân.

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

Du lịch Yên Bái ngắm cánh đồng lúa nếp Tan


Đến xã Tú Lệ (huyện Văn Chấn - Tỉnh Yên Bái) thời điểm giữa mùa lúa chín, khắp thung lũng một màu vàng rực. Cả vùng không gian vương vít hương thơm của nếp Tan, hương thơm đậu vào từng cành cây, ngọn cỏ. Tuy mới cuối thu mà không khí se lạnh, hơi lạnh tỏa ra từ ba ngọn núi xung quanh: Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song. Nhưng trên những thửa rương bên suối Nậm Lùng và ven quốc lộ 32 đã thấy thấp thoáng màu áo chàm đen của người dân đi gặt lúa. Từ lâu ở địa phương đã lưu truyền câu chuyên dân gian về nếp tan lả.

Du lịch Tú Lệ - GSV Travel

 Chuyện kể: Có một tộc người Thái được tiên hiện ra cho một cóng thóc quý và dặn phải tìm được một mảnh đất thích hợp đẻ gieo trồng thì hạt mới mọc thành cây lúa và cho nhiều gạo dẻo thơm. Vâng lời tiên dạy, tộc người Thái đi khắp vùng Tây Bắc, đến đâu thấy đất tốt đều gieo trồng thử nhưng nơi thì hạt không nảy mầm, chỗ thì lúa không trổ bong hoặc có hạt thì chẳng dẻo thơm như lời tiên dạy. Một ngày kia đoàn người Thái tới chân đèo Khau Phạ, dưng chân xuống suối Mường Lùng uống nước. Thấy dòng suối mát thơm và ngọt lịm, ngẩng mặt lên là thung lũng tươi tốt. Già làng của tộc người quyết định ở lại vỡ ruộng trồng lúa.Tuy nhiên thóc tiên gieo xuống đã nhanh nảy mầm lại rất tốt, cuối vụ bông nào bông nấy to như đuôi trâu, đem vào cối giã cho hạt gạo trắng trong và thơm phức, đưa vào chõ gỗ mà xôi thì dẻo thơm lạ kỳ. Điều lạ nữa là ăn vào con trai khỏe mạnh, vạm vỡ, bước chân băng rừng lội suối không biết mệt mỏi; con gái nước da trắng hồng, mái tóc dài và đen nhánh, miệng cười tươi như hoa rừng mùa xuân. Cũng từ đấy, tan lả gắn bó với người dân Tú Lệ và tiếng thơm của nó cũng bay xa đến chin bản mười mường. Giải thích về vấn đề này, anh Nguyễn Hợp Đoàn - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn, Chủ nhiệm dự án khoa học về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phục tráng giống lúa nếp  du lịch Tú Lệ cho rằng: sở dĩ gạo nếp Tú Lệ dẻo, thơm ngon vì được gieo trồng trên một nền đất hiếm, tầng phong hóa mỏng, nồng độ ka li cao, thung lũng Tú Lệ lại nằm gọn giữa ba ngọn núi nên biên độ dao động nhiệt độ trong ngày lớn, thời gian đêm dài hon ngày. Đây là yếu tố quan trọng làm tăng mạch tinh bột Aminôtécpin, quết định sự dẻo tí thơm của hạt gạo. Thêm nữa là cấu tượng của đất Tú Lệ tơi xốp, dễ thấm nước và khí hậu trong lành nên sản xuất lúa phải thâm canh, vì vậy nếp Tan Tú Lệ được coi la gạo sạch. Nếp Tan lả được người Thái Tú Lệ chế biến thành nhiều món ăn mang đạc trưng địa phương để giới thiệu với khách, nhất là trong lễ hội Lồng Tồng cúng trời đất mỗi độ xuân về. Cốm làm từ nếp non, gói trong lá dong xanh như tăng thêm màu xanh của cốm và tỏa mì thơm ngậy của sữa lúa, có thể sánh với cốm lang Vòng Hà Nội.”Khẩu hang” là lúa đỏ đuôi, cắt về đem rang khô và xay giã thành gạo, đồ trong chõ gỗ vừa chóng chín lại có mùi thơm của xôi nếp cùng cốm xanh. Riêng xôi nếp Tú Lệ dẻo thơm mà cầm trên tay không bị dính như xôi từ một số loại nếp khác, bề mặt hạt xôi có lớp dầu làm nên vị béo ngậy hiếm có. Thế nên người Thái Tú Lệ ăn xôi nếp quanh năm không chán và cây nếp Tan cứ theo chân bao thế hệ xuống đồng để còn mãi đến bây giờ. Thị tứ Tú Lệ suốt ngày nhộn nhịp người và xe. Người từ các bản Phạ trên, Phạ dưới, bản Pom Ban, Nước nóng,…kéo ra; khách theo xe từ huyện Mù cang Chải, thành phố Yên Bái, Thị xã Nghĩa Lộ đến. Những phụ nữ Thái, áo cỏm, váy đen, mái tóc búi cao bên quẩy tấu đựng đầy thóc gạo nếp mới thiết tha mời chào. Hầu như khách đã du lịch Tú Lệ không ai bỏ lỡ dịp thưởng thức món xôi nóng ăn cùng thịt nướng và nhâm nhi chen rượu cất tư nếp quý. Và cũng không quên mua quà cho người nhà cả chục gói cốm cùng đôi ba yến gạo đặc sản. Thương gia thì đã có hệ thống đại lý thu gom và vận chuyển bằng xe tải đến nơi tiêu thụ. Nếp Tan lả Tú Lệ sẽ có thương hiệu và có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường không kém gì gạo Nàng hương của Nam Bộ hay Tám thơm Nam Định, gạo Mường Thanh, Mường Lò.

Du lịch miền Tây thưởng thức bánh nắn chan nước cốt dừa


Có lẽ ngay từ những ngày đầu khai mở vùng đất mới, người miền quê đã biết tận dụng những thứ có sẵn để chế biến các món ăn chơi, vừa ngon miệng, vừa tăng thêm dư vị cho cuộc sống hàng ngày. Người ta đốn lá dừa nước, hái những lá mơ mọc hoang ấy về nhà để làm bánh - thứ bánh đơn giản: bánh nắn lá dừa nước làm say lòng bao thực khách du lịch miền Tây.

Du lịch miền Tây - GSV Travel

Cũng như những miền quê khác ở Tây Nam Bộ, đất Sóc Trăng với kênh rạch chằng chịt dọc ngang. Ven bờ sông lá dừa nước mọc ken dày tạo nên một màu xanh ngút tầm mắt. Mọc chen trong các đám lá dừa nước ngoài các loại cây thân gỗ như bần, vẹt, quao, dái ngựa,… còn có những loài dây leo như cóc kèn, dây choại, … đặc biệt là dây mơ rừng. Lá mơ cho mùi đặc trưng nên dân gian đặt cho nó cái tên: lá thúi địt.

Để làm món bánh nắn lá dừa nước, người dân lấy gạo lúa mùa đem ngâm cho mềm, xay bột rồi bồng lại và dằn khô. Lá thúi địt hái mấy nắm rửa sạch, cho vào cối dùng chày đâm nát, rồi chế nước xâm xấp vào để vắt, lược bỏ xác. Đem nước ấy, cùng với ít nước đường đã hòa tan cho vô bột đã xay để nhồi. Đến khi bột mềm, dẻo vừa tay nắn là được.

Lá dừa róc ra từ sống lá cắt bỏ đầu đuôi cho gọn, đẹp. Dùng tay cạo bỏ những chỉ đỏ phía trong rồi rửa, lau sạch. Dùng bột đã chuẩn bị nắn lên những chiếc lá đó. Được hai ba chục lá thì đem hấp.

Người ta bắc nồi nước lớn, phía trên lật úp chiếc rế nhắc nồi còn mới (rế nhắc nồi đươn bằng tre, dùng để đặt nồi cơm, nồi canh cho đừng dính nhọ, vì nồi nấu bằng củi, rơm nên đáy nồi có nhiều nhọ) rồi để lá bánh lên trên hấp cách thủy. Lửa lớn, nước sôi, hơi nước bốc lên làm cho bánh chín. Khi hấp bánh thì một số người khác chuẩn bị thắng nước cốt dừa. Dừa khô nạo lấy cơm, vắt nước cốt, bắc chảo thắng. Người ta thêm ít bột mì, ít đường, muối để nước cốt sền sệt và tăng thêm hương vị.

Bánh chín đem ra để âm ấm rồi dùng tay gỡ bánh ra khỏi lá. Sắp những dây bánh có mầu xám đen vào dĩa, chan nước cốt lên, rắc thêm ít đậu phộng rang đâm nhuyễn là đã có được món ăn vừa đậm đà, ngon miệng lại no lòng. Mùi vị riêng của lá thúi địt hoà vào bột, bột lại nắn trên lá dừa nước còn tươi đã tạo thành một thứ bánh đầy quyến rũ miền thôn dã. Nó khiến du khách du lịch miền Tây nhớ mãi câu ca dao xưa: "Phảng phất hương vị quê mùa/ Bánh nắn lá chan nước cốt dừa khó quên".

5 món kho nức tiếng của du lịch miền Tây


Cua đồng kho sả dừa, thịt heo kho hay cá kho dừa... là những món quen thuộc xuất hiện trong các bữa cơm thường nhật của người dân Bến Tre và được dùng khi thết đãi du khách du lịch miền Tây.

Những món kho đậm đà thường được nhiều người yêu thích . Mỗi vùng miền lại có cách chế biến riêng tạo mùi vị đặc trưng, lạ miệng. Tại Bến Tre, gia vị kho không thể thiếu là dừa. Chính điều này đã giúp các món ăn thơm béo và lôi cuốn thực khách du lịch miền Tây.

Cua đồng kho dừa sả

Cua đồng sinh sống khá nhiều trên các đồng ruộng Bến Tre. Sau khi rửa sạch bùn đất, bỏ mai thì đem giã nhuyễn, lọc lấy tinh chất, bỏ phần xác. Phần tinh chất này đun cùng nước cốt dừa tới khi thấy nổi váng đông thì hớt bỏ.

Du lịch miền Tây - GSV Travel

Sau đó thêm sả, vài lát ớt, nêm nếm gia vị cho đậm đà rồi kho trong lửa nhỏ. Món này có mùi thơm của sả quyện cùng vị béo nước dừa, ngọt thanh trong từng miếng cua. Thực khách du lịch miền Tây ăn cùng cơm nóng để cảm nhận rõ nhất hương vị.

Thịt heo kho

Thịt heo được kho chung với cá lóc, cá đồng hay hột vịt tùy theo sở thích mỗi người. Để món kho ngon bạn phải chọn thịt nạc vai.

Thịt mua về làm sạch, ướp tỏi ớt, đường, muối đến khi chuyển sang trong là được. Nước cốt dừa đun tới sôi thì cho thịt vào. Thịt chín, bạn có thể thêm hột vịt hay cá lóc rồi đun trong lửa nhỏ. Món này thường ăn kèm chuối chát, khế, các loại rau sống hoặc cải bẹ.

Tôm kho

Tôm làm sạch đảo đều cùng gia vị cho ngấm. Phần gạch tôm xào chung với hành tỏi. Sau đó, trút nước dừa vào chảo, đun sôi tới khi sánh mịn thì cho thêm lòng đỏ trứng. Để lửa liu riu tới khi nước xâm xấp là có thể dùng.

Du lịch miền Tây - GSV Travel

Nhiều người cho thêm cùi dừa thái nhỏ vào món này để tăng vị thơm ngọt hết sức lôi cuốn. Tôm kho thường ăn chung với cơm trắng giàu chất dinh dưỡng và lạ miệng.

Cá đồng kho

Để món này thêm bắt mắt, cá thường được ướp gia vị và rán sơ. Làm cách này phần thịt sẽ vàng đẹp và dai săn hơn. Khế, gừng, sả được xếp dưới đáy nồi kế đến là cá rồi cho thêm nước. Món này kho đến khi cạn rồi mới cho nước dừa vào. Cái khéo của người đầu bếp là giữ lửa vừa đủ nhỏ để vị ngọt của dừa thấm đều vào từng thớ thịt. Cá kho đến khi nước vàng sánh quệt là có thể thưởng thức.

Ngoài nước dừa tươi nhiều người ưa béo còn dùng trực tiếp nước cốt. Trời se lạnh ăn món cá kho dừa béo thơm, ngọt thanh với thịt cá chắc mà không tanh thì hấp dẫn vô cùng.

Chuột kho dừa

Du lịch miền Tây - GSV Travel

Ngoài món chuột nướng, chuột quay lu nức tiếng thì chuột đồng kho dừa cũng là món hấp dẫn thực khách. Những miếng chuột được tẩm ướp, chiên vàng rồi kho cùng nước dừa để vị ngọt thấm đều. Nước cạn lại tiếp tục châm thêm đến 2, 3 lần rồi mới bắc xuống, rắc thêm đậu phộng rang. Món này ăn kèm xà lách rau thơm, muối tiêu chanh

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Du lịch Hà Nội ngạc nhiên với những món ăn làm từ rươi

Tiết trời tháng 10 se lạnh, du khách du lịch Hà Nội lang thang phố phường Hà Nội tận hưởng làn gió thu, mùi hoa sữa nồng nàn, bạn nhớ dừng chân thưởng thức các món ngon từ rươi đã làm nên phong vị ẩm thực cho người Hà Nội.


1. Chả rươi

Những miếng chả rươi nóng cắt miếng nhỏ, chấm nước mắm nguyên chất với chanh vắt, ớt tươi, vài cọng rau thơm như húng lủi, húng cay …dùng làm món ăn chơi hoặc với cơm nóng luôn níu chân du khách khi du lịch Hà Nội. Đây là món ăn rất riêng của Hà Nội.

Chả rươi có hương vị không lẫn với bất kỳ món ăn nào khác, với gia vị là thìa là, vỏ quýt. Món chả rươi chỉ có vào tháng 10 nhưng giờ đây, các nhà hàng thường mua rươi rồi bảo quản trong tủ lạnh để bán quanh năm. Lang thang Hà Nội ngắm những con phố rêu phong cổ kính, bạn hãy qua phố Hàng Chai, Gia Ngư, Lò Đúc... để thưởng thức những món chả rươi thơm ngon, bùi ngậy không thể nào quên được. 


2. Rươi cuốn lá lốt

Người Hà Nội rất tinh tế và cầu kỳ trong việc chế biến món ăn. Họ cũng biết cách biến tấu, sáng tạo các món ăn cho hấp dẫn. Rươi cuốn lá lốt là một món ăn bạn nên thử khi du lịch Hà Nội. Để làm món rươi cũng khá đơn giản, người ta trộn rươi với giò sống, thịt nạc xay, ớt, lá lốt, vỏ quýt và một chút gai vị cuốn vào trong chiếc lá lốt. 

Cho miếng rươi cuốn này vào trong chảo dầu sôi cho đến khi chín vàng. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận vị ngọt, bùi ngậy của rươi lẫn trong vị thơm thơm của lá lốt rất thú vị. 

Du lịch Hà Nội - GSV Travel

3. Nem rươi

Nem rươi là món ăn cũng khá hấp dẫn với du khách bởi hương vị khác biệt. Rươi được làm sạch, để riêng, thịt rửa sạch đem xay nhuyễn hoặc băm nhỏ. Tất cả được trộn chung cùng giá đỗ, hành tây, cà rốt nạo sợi, mộc nhĩ thái nhỏ cùng miến dong cùng một chút gia vị rồi cuốn trong chiếc bánh tráng.

Nem được rán vàng ăn với rau sống và nước chấm chua ngọt, có thể ăn cùng với cơm hoặc bún, ăn nóng rất ngon.

Du lịch Hà Nội - GSV Travel

4. Mắm rươi

Nếu đã từng thưởng thức hương vị của mắm rươi, chắc bạn sẽ không thể quên được. Thường khi đến mùa rươi, người ta thường làm mắm để khi hết mùa vẫn được thưởng thức hương vị đó.

Rươi sau khi vớt lên, rửa sạch sẽ và ủ cùng nước, muối hạt rồi đem phơi nắng. Thời gian phơi phải đủ độ mắm rươi mới có màu vàng óng của mật ong, thường từ 10 - 15 ngày. Khi ăn, bạn chỉ cần vắt thêm chanh và vài lát ớt.


5. Rươi rang muối

Rươi được làm sạch lông, nhúng vào hỗn hợp bột mỳ và bột ngô cho bám đều, sau đó đem chiên vàng giòn. Lá lốt thái chỉ, chiên giòn trong dầu nóng để trang trí. Muối trắng cũng được rang nóng, khô để đảo cùng rươi đã chiên vàng giòn cho ngấm.

Điều cần chú ý là không nêm nhiều muối, nếu không món rươi sẽ rất mặn. Thông thường, chỉ một thìa cà phê nhỏ là đủ. Hương vị thơm ngon, giòn giòn, hấp dẫn của rươi rang muối khiến ai đã ăn một lần sẽ nhớ mãi.

Bánh rán lúc lắc - đặc sản du lịch Hà Nội


Ngày bé, mỗi lần được đi chợ cùng bà, tôi lại được thưởng thức món bánh rán lúc lắc. Nếu ai chưa từng thưởng thức thì khi nghe cái tên bánh thôi đã thấy lạ, lạ bởi khi cầm bánh lên người ăn cảm nhận được phần nhân bánh lăn bên trong vỏ bánh.



Những hôm trời se lạnh, thực khách du lịch Hà Nội được ngồi cạnh bếp than hồng vừa rán bánh vừa nhâm nhi chiếc bánh tròn nhỏ xinh, giòn tan và ngọt bùi trong miệng thì thú vị không gì bằng.

Bánh rán lúc lắc được làm bởi các nguyên liệu là những sản vật từ đồng quê Việt Nam như bột nếp, đậu xanh, đường và vừng trắng. Vỏ bánh làm bằng bột nếp, còn nhân bánh làm bằng đậu xanh.

Đỗ xanh ngâm kỹ, đãi sạch vỏ, đem đồ chín và nghiền nhuyễn, xong trộn đều với đường cho vừa ăn, sau đó nặn thành từng viên tròn nhỏ. Khi bọc nhân vào trong vỏ bánh, phải lưu ý nặn bánh cho đều tay để bánh tròn đều, không bị méo. Tiếp đến bánh được đem đi tẩm vừng trắng rồi xếp ra khay để chuẩn bị rán.

Chảo đặt lên bếp, cho dầu vào đun sôi già rồi thả bánh vào rán. Mỗi lần rán được khoảng 10 đến 15 chiếc nên ngồi đợi bánh chín cũng là một thú vui. Bí quyết để bánh được tròn và nhân không bị dính vào vỏ đó là người rán phải đảo bánh cho đều tay. Bánh được rán cho đến khi có màu vàng ruộm là được.

Bánh rán đạt tiêu chuẩn có màu vàng, phồng và không bị xẹp khi để nguội. Khi bẻ bánh ra, vỏ bánh mỏng dính, viên nhân tròn, không dính vào vỏ bánh. Vì thế, khi cầm chiếc bánh lắc nhẹ, ta thấy cái nhân bánh lăn lục cục ở bên trong rất lạ.

Bánh ăn giòn tan, hòa với vị ngọt thanh của đường, béo của nhân đậu xanh và thơm bùi của vừng. Những mùi vị đó khiến cho người ăn không bao giờ quên được món bánh rán lúc lắc bình dị mà thơm thảo của người Hà Nội.

Ngày nay, du khách du lịch Hà Nội để được thưởng thức những chiếc bánh rán lúc lắc mang đậm hương vị Hà Nội cổ, thực khách du lịch Hà Nội có thể tìm đến tiệm bánh cổ truyền Gia Trịnh ở số 16A phố Lý Nam Đế. Ở đó người ta vẫn còn làm loại bánh rán lúc lắc, một món quà ăn chơi mang đậm hương vị của người Hà Nội xưa.

Du lịch Tiền Giang 1 lần thử bánh giá

Cùng với bánh cống, bành xèo, bánh giá là món ăn dân gian xuất hiện từ xưa ở khắp các tỉnh miền Tây. Cách chế biến món này tuy đơn giản nhưng mùi vị ngon hấp dẫn, lôi cuốn nhiều thực khách du lịch miền Tây sông nước.

Bánh giá mang hương vị ngon đặc trưng bởi thay vì dùng tôm người dân ở đây thường dùng tép bạc để thay thế, tép ngày trước xuất hiện ở đây rất nhiều vì thế người dân thường dùng để chiên cùng bột bánh.
Cái tên bánh giá nghe lạ vì xuất phát từ nguyên liệu chính trong bánh đó là giá sống, Những sợi giá dài, trắng múp sẽ làm cho chiếc bánh thêm giòn và không gây cảm giác ngán cho thực khách du lịch miền Tây. Tuy nhiên, nhiều người còn gọi bánh giá là bánh vá vì cho rằng khi chiên, bánh được đựng trong những chiếc vá.
Muốn làm bánh trước hết phải ngâm gạo và đậu nành cho mềm, sau đó đem xay chung với nhau đến khi nhuyễn thành bột mịn. Pha bột gạo, đậu nành và bột mì thành một hỗn hợp sền sệt, cho thêm chút muối và đánh đều tay. Nếu tỉ lệ bột mì nhiều bánh sẽ giòn còn nhiều bột gạo bánh sẽ rất dẻo.
Nhân bánh bao gồm tép bạc, gan heo, thịt nạc bằm và giá sống. Tép được rửa sạch để nguyên đầu và đuôi, gan heo được xắt lát mỏng. Sau đó ướp thịt nạc bằm, tép với tỏi, muối, bột ngọt cho thấm.
Chiên là công đoạn cuối cùng và cũng là công đoạn quan trọng nhất để làm ra chiếc bánh đẹp và vàng thơm. Muốn chiên bánh giá cần có vá chiên, cho giá sống, gan heo, tép, thịt và vài hạt đậu phộng rang vào trong vá rồi múc bột cho ngập các loại nguyên liệu này. Nhúng vá vào chảo dầu đang sôi đến khi bánh kết dính lại thì từ từ rút bánh ra.
Để tép vào vá sau cùng trước khi múc bột, để khi chín hình con tép vẫn được giữ nguyên dạng trông bắt mắt hơn. Chiên bánh lửa nhỏ để bánh chín tới, giòn mà không cháy. Khi bánh chín vàng thì xếp trên vỉ tre hoặc vỉ kẽm gác ngang ở miệng chảo cho ráo dầu.
Bánh giá thường được ăn kèm với bún, bánh cuốn hoặc xôi cùng với rau sống và nước mắm pha tỏi ớt chua ngọt. Khi chiên xong, người bán sẽ dùng kéo cắt bánh thành từng miếng vừa ăn, có thể cắt làm ba hoặc làm bốn tùy sở thích. Sau đó, xếp bánh trên đĩa rau sống xanh mướt gồm xà lách, rau thơm và một ít giá sống.
Khi ăn, thực khách du lịch miền Tây sẽ cho bún vào tô và gắp thêm vài khoanh bánh, rau sống các loại chan thêm nước mắm là đã có thể thưởng thức. Bạn có thể ăn bánh này ở Chợ Giồng hoặc ngã ba Hòa Đồng.