Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

Giá trị văn hóa lịch sử hấp dẫn độc đáo của chùa Xà Tón

Chùa Xà Tón là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng không chỉ của An Giang mà còn của cả nước. Chùa Xà Tón được xây dựng cách nay khoảng 300 năm, trên một khu đất rộng nằm ngay trung tâm thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Theo lời kể, thuở đó, vùng này còn là khu đất hoang vu, cây cối rậm rạp. Trên những ngọn cây, từng đàn khỉ chuyền cành, đôi lúc chúng còn cả gan chọc ghẹo, níu kéo khách qua đường. Cảnh quan đẹp, u nhã xứng đáng là nơi thờ tự tôn nghiêm, nên đồng bào Khmer quyết định chọn khu đất này làm nơi lập chùa. Đầu tiên chùa được xây bằng gỗ, lợp lá, nền đất đơn sơ. Với đặc thù có nhiều khỉ sinh sống và thường hay níu kéo khách tour miền Tây 4 ngày 3 đêm nên chùa được đặt tên theo tiếng Khmer là Xrayton (Xray là khỉ và ton là kéo). Xrayton đọc âm là Xà Tón. Tên gọi Xà Tón này một thời gian dài còn dùng gọi luôn tên thị trấn và tên huyện lỵ miền biên giới này cho đến khi đổi lại là Tri Tôn.


Chùa Xà Tón là một ngôi chùa thờ Phật theo phái Tiểu thừa của đồng bào Khmer Nam bộ. Cũng giống như bất cứ ngôi chùa Khmer Nam bộ khác, chùa Xà Tón được các vị sư cho xây dựng lần hồi, theo kiểu “tàm thực”. Nghĩa là khi con sóc (bổn đạo) quyên cúng tiền đến đâu thì chùa được tiến hành xây cất đến đó cho tới khi hoàn tất. Năm 1896 và năm 1933, chùa Xà Tón được xây dựng lại bằng gạch ngói, cột gỗ căm xe, nền chùa bằng đá xanh vôi ô dước (cao 1,8 m), theo kiến trúc cổ truyền của người Khmer Nam bộ. Chính điện nằm ngay trung tâm khuôn viên chùa, mặt quay về hướng Đông Tây, nóc nhọn và hai mái cong gộp lại gợi hình ảnh rắn thần Naga (tượng trưng cho sự bất diệt và dũng mãnh) nằm dài. Mái chùa được cấu trúc hình tam cấp ngói đỏ, xanh, vàng. Trong ánh nắng, lớp mái ngói này hừng lên một sắc màu đẹp mắt. Quanh ngôi chính điện có khá nhiều những ngôi tháp nhỏ màu sắc rực rỡ. Trên đỉnh các ngôi tháp này đều được chạm tượng thần Bayon (thần Bốn Mặt, thần Sáng Tạo) bằng đá. Đây là nơi thờ tự hài cốt của các vị sư trụ trì đã viên tịch. Phía trước chính điện có một ao rộng trồng sen và súng phủ bóng mát một hàng dừa. Những khi sen và súng nở bông, cả mặt ao rực màu hoa phớt đỏ lá xanh non, rất đẹp. Cạnh hàng dừa có một tượng Phật lớn được tạc trong thế thiền định dưới bóng cây lâm vồ. Cây lâm vồ này, theo các sư, có tuổi thọ trên trăm năm, gốc khoảng mười người ôm, cành lá xum xuê, mát rượi.

Trong chính điện có 4 hàng cột bằng gỗ căm xe, mỗi hàng có 7 cây cột. Nền chùa lát gạch bông, tường gạch vôi ô dước. Trên các vách tường là các bức bích họa nhiều màu sắc tái hiện một phần Phật thoại. Đặc biệt, ở một bên vách, có một tượng Phật lớn bằng xi măng, thể hiện cảnh Phật ngồi kiết già trên bệ cao với nhiều tượng gỗ sắp xếp xung quanh. Chính điện chùa là nơi hành lễ và thuyết pháp của các sư đối với con sóc. Trong khuôn viên chùa còn có một số dãy nhà khác gồm: nhà khách, hội trường, nhà tăng lữ, nhà bếp... Các dãy nhà này xây nhỏ hơn chính điện nhưng nhà nào cũng có hai mái cong gộp lại, nóc nhọn, hai bên mái tạc đuôi rắn thần Naga.   

Hiện nay, chùa Xà Tón còn lưu giữ trên 100 bộ kinh bằng chữ Phạn được viết trên những chiếc lá buông mà người Khmer gọi là bộ sách “Sa Tra”. Chính vì vậy mà vào năm 2006 chùa đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục giữ nhiều sách kinh lá có tại Việt Nam. Trước đó, năm 1986, chùa Xà Tón được Bộ Văn hóa công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.


Cũng giống như các ngôi chùa Khmer khác, theo truyền thống, chùa Xà Tón ngoài thờ Phật còn là trung tâm văn hóa, nơi gìn giữ những phong tục, tập quán, kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật cổ truyền của đồng bào Khmer. Ngoài những cuộc lễ nhỏ, mỗi năm chùa Xà Tón còn tổ chức 5 lễ lớn là: Chol Chnam Thmay (tết mừng năm mới) vào các ngày 13, 14, 15 tháng 4 dương lịch. Lễ Pi-sát bô-chia vào ngày rằm tháng 4 âm lịch nhằm nhớ ơn Phật tổ (ngày Phật đản sinh). Lễ Chôl Neasa là lễ cấm ba tháng sư không ra khỏi chùa (từ rằm tháng 6 đến rằm tháng 9 âm lịch). Lễ Kà Thận là lễ sắm quần áo cho sư cùng các vật dụng cho nhà chùa hoặc cho trường học địa phương. Đặc biệt nhất là lễ Dolta (còn gọi là Pha chun bênh), lễ ông bà (giống như lễ Thanh minh), kéo dài từ mồng 1 đến 15 tháng 10 âm lịch. Suốt những ngày này, con sóc mang bánh tét, hoa quả, cơm canh đến chùa cúng tế để tỏ lòng biết ơn người quá cố cũng như cầu an, cầu phúc cho gia đình...

Với nhiều lễ hội truyền thống ấy, với vị trí địa lý thuận lợi, với giá trị lịch sử văn hóa dân tộc, chùa Xà Tón là điểm tham quan hấp dẫn của hầu như tất cả mọi du khách du lịch miền Tây Nam Bộ đi đến khu vực này.

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018

Vẻ đẹp hài hòa say đắm lòng người của Hà Tiên

Hà Tiên lâu nay vẫn được gọi là “thập cảnh” bởi có rất nhiều cảnh đẹp khác nhau cùng vươn ra biển khơi lộng gió, ngày cũng như đêm. Thiên nhiên đã ưu đãi cho Hà Tiên một tổng thể biển, đảo và bờ biển hài hoà ít có ở đâu quyện lẫn với nhau thiên thời - địa lợi - nhân hòa như thế.

Thiên nhiên đã ưu đãi cho Hà Tiên một tổng thể biển, đảo và bờ biển hài hoà ít có ở đâu quyện lẫn với nhau thiên thời - địa lợi - nhân hòa như thế. Đó là quần thể từ thế núi cao ăn men sát mé biển; biển xanh, đảo rộng và đẹp, và cả đồng bằng cùng kết hợp thành một vùng vừa đẹp như tên gọi xứ sở Hà Tiên hơn 300 năm trước, vừa say đắm lòng người.


Từ trung tâm thành phố Rạch Giá, đi khoảng 800m là đến dãy núi Lăng. Tại đây có Ao Sen dưới chân núi - một công trình thuỷ lợi kết gắn tình nghĩa của bà con Kinh - Khmer chung sức chung lòng làm ra, có từ thời Mạc Thiên Tích, cuối thế kỷ XVIII, nơi trữ nước sinh hoạt quý giá cho người dân quanh cả vùng. Di tích này còn là nơi an táng của người khai sáng ra vùng đất – dòng họ Mạc Cửu làm rạng rỡ tên đất, tên người Hà Tiên, được nhân dân gần 300 năm trước rất tôn trọng, cho công khai khẩn vùng đất từ hoang vu thành sầm uất như hôm nay.

Đền thờ dòng họ Mạc - vào mở mang vùng đất Hà Tiên - được gọi là miếu Lệnh. Lăng Mạc Cửu và đền thờ do Mạc Thiên Tích, người thiết kế, được xây dựng khỏang từ năm 1735 - 1739. Ngôi mộ lớn nhất của Mạc Cửu có hình bán nguyệt ăn sâu vào núi. Nơi chôn hài cốt Mạc Cửu được đúc bằng đá vôi, cát, đường và nhựa ô dước quý mà dân dã cách đây gần 300 năm. Du khách du lịch Hà Nội Phú Quốc 4 ngày 3 đêm lên đây viếng lăng dòng họ Mạc cũng thấy kỹ thuật xây đúc mộ từ hơn 200 năm trước, giờ con cháu đâu có thể vượt qua. Trên núi Lăng, phía trước hai bên mộ có hai tượng tướng cầm gươm đứng hầu bằng đá xanh. Nay hai bức tượng đó bị trộm cưa mất và được đúc lại bằng xi măng, có kém đi về thẩm mỹ. Lăng mộ Mạc Cửu được đặt đúng theo thuật phong thổ: tiền án là núi Tô Châu, hậu chẩm là núi Bình Sơn, trước lăng có dòng lưu thuỷ đó là Đông Hồ, phía tả là núi Bát Giác, phía hữu là núi Pháo Đài có tên chữ là Đại Kim Dự. Mặt lăng mộ quay về hướng Đông, lưng tựa núi hai bên theo thế tì lưng an tọa. Khu mộ rất kiên cố vượt qua thời gian, nên dù gần 300 năm nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc ban đầu, cổ kính mà trang trọng, quyến rũ; hầu hết các bia mộ đá từ xưa thế nhìn ra biển mà vẫn đầy nguyên vẹn gần 300 năm.


Qua sân đá "Bái Đình" hình bán nguyệt viếng mộ Mạc Cửu xong, ta đi thăm các lăng mộ khác ở rải rác khắp các triền núi Bình Sơn như lăng mộ Mạc Thiên Tích, Nguyễn Thị Hiếu Túc (vợ Mạc Thiên Tích)... được khoét sâu vào triền núi, thế nhìn ra biển khơi. Trên đỉnh núi Lăng có nền Xã Tắc, nền Xuyên Sơn. Tục truyền, thời Mạc Thiên Tích, hàng năm vào ngày 9 tháng giêng âm lịch thường diễn ra lễ tế trời, tế thần núi, thần sông tại nền Xuyên Sơn và tế các chiến sĩ vong trận tại nền Xã Tắc, cho núi thần, biển xanh Hà Tiên cứ còn mãi ngàn xuân.

Con đường do tỉnh Kiên Giang mới mở chạy quanh chân núi Đèn có bờ biển xanh thẳm tuyệt đẹp, nối liền đến tận khu du lịch Mũi Nai, là điểm cuối trên đất liền của biên giới Việt Nam - nơi tiếp giáp vùng biển 3 nước Việt Nam – Cam-pu-chia – Thái Lan. Trên đỉnh núi Đèn, vẫn còn đó ngọn hải đăng hơn trăm năm tuổi, vẫn hằng đêm rọi sáng dẫn đường cho các con tàu từ biển đi,về.

Từ Mũi Nai ra xa bờ chừng vài trăm mét có rất nhiều đảo nhỏ, đảo lớn của quần đảo Bình Trị và Hải Tặc. Hai quần đảo này cũng là nơi du lịch rất lý tưởng trong tuyến du lịch biển - đảo. Từ ngoài biển nhìn vào mũi đất này giống hệt cái đầu của một chú nai chà nằm nghểnh ra biển. Khi du khách tour đi Phú Quốc 3 ngày 2 đêm tắm xong mệt, đói thì vào quán bình dân trên bãi gọi vài thứ thức ăn biển, thật khó mà chê.


Về Hà Tiên, có một điều thú vị nữa là Chợ đêm Hà Tiên. Ở nơi cuối nguồn đất nước có nhiều thứ lạ mà gần gũi với bà con ta. Trong chợ có nhiều dãy hàng tạp hoá đủ chủng loại từ mỹ phẩm, vải vóc màu sắc sặc sỡ đến những món hàng mỹ nghệ bằng đá, vỏ ốc, thuỷ tinh, nhựa cho đến trang sức bằng vàng và đá quý, bày bán ngay trên vỉa hè. Quán hàng ăn đêm với đủ món bình dân: cháo trắng với cá cơm kho khô, hủ tiếu Nam Vang hải sản, bún kèn dừa - món ngon độc đáo của người Khmer. Những quán rượu ven đường bán mấy món nhậu đơn giản như khô cá đuối, khô cá khoai, khô mực, ốc biển, sò huyết... kèm với cóc, ổi, xoài rất bình dân, ai mua cũng vừa lòng. Tại chợ có một số quán ăn, phục vụ cho du khách suốt đêm.

Nếu nói du lịch biển, thì đây là vùng đất trời cho của Hà Tiên và cả tỉnh Kiên Giang. Đây cũng là thế mạnh mà Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Kiên Giang thấy rõ, nên hàng năm, mùa du lịch sau tháng giêng và những tháng hè, du khách từ mọi miền đến đây trung bình mỗi ngày có trên 4.000 – 5.000 người. Bây giờ đường bay từ Sài Gòn ra Phú Quốc thuận tiện, đường biển từ Hà Tiên ra Phú Quốc ngày có mấy chuyến, nên biển Hà Tiên và các đảo Kiên Giang đang ngày một chứng tỏ thế mạnh của kinh tế biển.


So với các tỉnh có biển ở Nam Bộ, Hà Tiên và tỉnh Kiên Giang là nơi có nhiều thế mạnh. Những năm gần đây, đã thu hút đông đảo nhất lượng khách của mọi miền, kể cả từ Thái Lan, Cam-pu-chia. Mỗi năm có gần 2 triệu  lượt người đã đến thăm thú, du lịch biển tại Hà Tiên – Phú Quốc. Thế mạnh này của tỉnh càng phát huy khi gần đây Chính phủ đã có quy họach chính thức về phát triển toàn diện của quần đảo Phú Quốc. Hy vọng rằng, trong thời gian không xa, tiềm năng biển và hải đảo Kiên Giang - Hà Tiên ngày càng được Đảng bộ, Chính quyền tỉnh chú ý phát huy, để thế mạnh trên 300 km bờ biển, hải đảo, quần đảo Phú Quốc, nơi cuối cùng của vùng đất phương Nam, ngày càng là điểm hẹn đầy lý thú của du khách quốc tế, trong nước đến thăm.